Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 438
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.
Ấn Quang đại sư đã làm tấm gương tốt cho chúng ta, ngài ấn kinh lưu thông pháp bảo. Ấn Quang đại sư, phẩm vật tứ chúng cúng dường cho ngài, ngài không làm việc gì khác, chỉ duy nhất làm việc ấn tống kinh điển. Ngài cúng dường nhiều nên ngài thành lập xưởng in ấn tên là Hoằng Hóa Xã, ở Chùa Báo Ân Tô Châu, tự in tự xuất bản. Rất nhiều sách đều tự mình viết bài tựa. Tự mình hiệu đính vì sợ có chữ sai, cho nên bản của Hoằng Hóa Xã, có thể nói là bản tốt nhất của cận đại. Như thế nào gọi là bản tốt? Vì trong đó rất ít chữ sai, hiệu đính rất chính xác, in rất rõ ràng, giấy tốt, đóng đẹp. Khiến người thấy sanh tâm hoan hỷ, đây là bản tốt. Ngài Ấn Quang đã làm được điều này, đây là điều chúng ta cần nên học. Không cần đem tiền đi xây chùa. Xây chùa là gì? Tiền đó đều chôn dưới đất. Chùa xây lớn, rất nhiều người muốn đến tranh, muốn đến cướp đoạt, như vậy không phải là tạo nghiệp sao? In sách là việc tốt, họ muốn tôi đều cho họ. Tôi vốn là muốn tặng người, tôi tặng hay họ tặng không phải đều giống nhau sao? Nên Ấn Quang đại sư dặn dò hậu nhân, kiến lập đạo tràng, nên làm nhà tranh. Mọi người cùng tu với nhau, không nên quá 20 người. Một nơi nhỏ như vậy, chi phí rất có hạn. Hai ba vị hộ pháp là đủ, không cần cầu người khác, yên tâm làm việc đạo. Giảng kinh mười mấy hai mươi người nghe là đủ, không ít người nghe, ngày ngày cùng nhau tu học. Tương lai 20 người này, mỗi người đều vãng sanh, đều thành Phật, đạo tràng vô cùng thù thắng, càng đơn giản càng tốt.
Ở Hongkong, nhân duyên lần này không tệ, có vị cư sĩ muốn mua một căn nhà, cúng dường tôi để làm đạo tràng, có thể ở được 20 người, phù hợp tiêu chuẩn của Ấn Quang đại sư. Nhưng tôi nói với họ rất rõ ràng, tôi có quyền sử dụng, quý vị có quyền sở hữu. Quyền sở hữu là quý vị, nghĩa là cho tôi mượn dùng. Bớt việc, không cần sở hữu, chỉ mượn dùng. Ngôi nhà này có gì hư tổn cần tu sửa, quý vị sửa, không liên quan đến tôi. Trong đó tất cả chi phí tiêu dùng quý vị giữ, tiền điện nước quý vị giữ, tôi không biết, tôi chỉ sử dụng nơi này. Ngày ngày ở đây niệm Phật giảng kinh là đủ, mọi người ở đây học tập. Khi tôi không dùng nữa, quý vị lấy đi, mọi người đều không tranh giành. Đạo tràng này đã có chủ, không giành được. Người ta có quyền sở hữu, chúng ta đỡ lo, cũng bớt việc, như vậy rất tốt. Họ tặng tôi, tôi không cần, vì sao vậy? Vì chi tiêu rất lớn, tôi đến đâu để kiếm tiền? Việc này không thể làm, điều đó đối với chúng ta tổn thất rất lớn. Mặc dù có thập phương cúng dường, thập phương cúng dường tiền làm vào việc này, tôi cảm thấy rất có lỗi. Đạo tràng không có người thật sự thành tựu, làm sao trả nợ họ đây? Đạo tràng này thật sự có mấy người thành Phật, được! Đó là cúng Phật, cúng dường Bồ Tát. Nếu không có người thật sự tu hành, thì không thể tiêu hóa được. Đều phải hiểu rõ ràng minh bạch. Các bậc tổ sư nói, một hạt gạo của thí chủ, lớn như núi Tu Di, đời này không hiểu đạo, mang lông đội sừng để trả. Như vậy quý vị mới biết tiền của nhà Phật quan trọng biết bao. Mười phương thiện tín cúng dường tiền cho quý vị, là hy vọng quý vị tu huệ tu phước, quý vị thật sự đã tu phước tu huệ chăng? Nếu không phải thật, tương lai phải hoàn trả lại tất cả. Trong nhân quả nói một cách rất thấu triệt, nợ mạng thì trả bằng mạng, nợ tiền thì trả tiền, đời đời kiếp kiếp oan oan tương báo không bao giờ dứt.
Chúng tôi tin tưởng nên không giám lấy tiền của người khác dù là một đồng. Thông thường người ta không hiểu đạo lý này, nhìn thấy tiền tài này liền sanh tâm hoan hỷ, sai lầm, điều này khiến quý vị đọa địa ngục. Phàm những ai lấy Phật pháp để cầu danh cầu lợi, kết quả cuối cùng đều không tốt. Trước đây tôi giảng kinh đã đề cập đến vấn đề này. Thà làm người ăn xin, người ta cho quý vị, là họ bố thí, không hy vọng quý vị báo đáp. Cúng dường cho nhà Phật là họ cầu phước cầu huệ, trong các ngành các nghề của thế gian đây là bát cơm khó nuốt nhất, không dễ ăn. Cho nên có một số người trẻ tuổi muốn xuất gia, gan đúng là lớn. Khi xuất gia không thể thành Phật, liền đọa địa ngục, tự mình nhất định phải hiểu rõ ràng minh bạch.
Làm một người xuất gia tốt, nhất định được Tam Bảo gia trì, đó mới thật là tu đại công đức, tích lũy công đức, không có gì thù thắng hơn nhà Phật. Vì thế lợi ích chúng sanh, bốn chữ này thường để trong tâm, từng giờ từng phút phải y giáo phụng hành, không nên giả dối. Nhất định không được lấy chiêu bài của Phật để gạt người khác, mỗi một đồng tiền đều phải dùng một cách thỏa đáng.
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.
Ấn Quang đại sư đã làm tấm gương tốt cho chúng ta, ngài ấn kinh lưu thông pháp bảo. Ấn Quang đại sư, phẩm vật tứ chúng cúng dường cho ngài, ngài không làm việc gì khác, chỉ duy nhất làm việc ấn tống kinh điển. Ngài cúng dường nhiều nên ngài thành lập xưởng in ấn tên là Hoằng Hóa Xã, ở Chùa Báo Ân Tô Châu, tự in tự xuất bản. Rất nhiều sách đều tự mình viết bài tựa. Tự mình hiệu đính vì sợ có chữ sai, cho nên bản của Hoằng Hóa Xã, có thể nói là bản tốt nhất của cận đại. Như thế nào gọi là bản tốt? Vì trong đó rất ít chữ sai, hiệu đính rất chính xác, in rất rõ ràng, giấy tốt, đóng đẹp. Khiến người thấy sanh tâm hoan hỷ, đây là bản tốt. Ngài Ấn Quang đã làm được điều này, đây là điều chúng ta cần nên học. Không cần đem tiền đi xây chùa. Xây chùa là gì? Tiền đó đều chôn dưới đất. Chùa xây lớn, rất nhiều người muốn đến tranh, muốn đến cướp đoạt, như vậy không phải là tạo nghiệp sao? In sách là việc tốt, họ muốn tôi đều cho họ. Tôi vốn là muốn tặng người, tôi tặng hay họ tặng không phải đều giống nhau sao? Nên Ấn Quang đại sư dặn dò hậu nhân, kiến lập đạo tràng, nên làm nhà tranh. Mọi người cùng tu với nhau, không nên quá 20 người. Một nơi nhỏ như vậy, chi phí rất có hạn. Hai ba vị hộ pháp là đủ, không cần cầu người khác, yên tâm làm việc đạo. Giảng kinh mười mấy hai mươi người nghe là đủ, không ít người nghe, ngày ngày cùng nhau tu học. Tương lai 20 người này, mỗi người đều vãng sanh, đều thành Phật, đạo tràng vô cùng thù thắng, càng đơn giản càng tốt.
Ở Hongkong, nhân duyên lần này không tệ, có vị cư sĩ muốn mua một căn nhà, cúng dường tôi để làm đạo tràng, có thể ở được 20 người, phù hợp tiêu chuẩn của Ấn Quang đại sư. Nhưng tôi nói với họ rất rõ ràng, tôi có quyền sử dụng, quý vị có quyền sở hữu. Quyền sở hữu là quý vị, nghĩa là cho tôi mượn dùng. Bớt việc, không cần sở hữu, chỉ mượn dùng. Ngôi nhà này có gì hư tổn cần tu sửa, quý vị sửa, không liên quan đến tôi. Trong đó tất cả chi phí tiêu dùng quý vị giữ, tiền điện nước quý vị giữ, tôi không biết, tôi chỉ sử dụng nơi này. Ngày ngày ở đây niệm Phật giảng kinh là đủ, mọi người ở đây học tập. Khi tôi không dùng nữa, quý vị lấy đi, mọi người đều không tranh giành. Đạo tràng này đã có chủ, không giành được. Người ta có quyền sở hữu, chúng ta đỡ lo, cũng bớt việc, như vậy rất tốt. Họ tặng tôi, tôi không cần, vì sao vậy? Vì chi tiêu rất lớn, tôi đến đâu để kiếm tiền? Việc này không thể làm, điều đó đối với chúng ta tổn thất rất lớn. Mặc dù có thập phương cúng dường, thập phương cúng dường tiền làm vào việc này, tôi cảm thấy rất có lỗi. Đạo tràng không có người thật sự thành tựu, làm sao trả nợ họ đây? Đạo tràng này thật sự có mấy người thành Phật, được! Đó là cúng Phật, cúng dường Bồ Tát. Nếu không có người thật sự tu hành, thì không thể tiêu hóa được. Đều phải hiểu rõ ràng minh bạch. Các bậc tổ sư nói, một hạt gạo của thí chủ, lớn như núi Tu Di, đời này không hiểu đạo, mang lông đội sừng để trả. Như vậy quý vị mới biết tiền của nhà Phật quan trọng biết bao. Mười phương thiện tín cúng dường tiền cho quý vị, là hy vọng quý vị tu huệ tu phước, quý vị thật sự đã tu phước tu huệ chăng? Nếu không phải thật, tương lai phải hoàn trả lại tất cả. Trong nhân quả nói một cách rất thấu triệt, nợ mạng thì trả bằng mạng, nợ tiền thì trả tiền, đời đời kiếp kiếp oan oan tương báo không bao giờ dứt.
Chúng tôi tin tưởng nên không giám lấy tiền của người khác dù là một đồng. Thông thường người ta không hiểu đạo lý này, nhìn thấy tiền tài này liền sanh tâm hoan hỷ, sai lầm, điều này khiến quý vị đọa địa ngục. Phàm những ai lấy Phật pháp để cầu danh cầu lợi, kết quả cuối cùng đều không tốt. Trước đây tôi giảng kinh đã đề cập đến vấn đề này. Thà làm người ăn xin, người ta cho quý vị, là họ bố thí, không hy vọng quý vị báo đáp. Cúng dường cho nhà Phật là họ cầu phước cầu huệ, trong các ngành các nghề của thế gian đây là bát cơm khó nuốt nhất, không dễ ăn. Cho nên có một số người trẻ tuổi muốn xuất gia, gan đúng là lớn. Khi xuất gia không thể thành Phật, liền đọa địa ngục, tự mình nhất định phải hiểu rõ ràng minh bạch.
Làm một người xuất gia tốt, nhất định được Tam Bảo gia trì, đó mới thật là tu đại công đức, tích lũy công đức, không có gì thù thắng hơn nhà Phật. Vì thế lợi ích chúng sanh, bốn chữ này thường để trong tâm, từng giờ từng phút phải y giáo phụng hành, không nên giả dối. Nhất định không được lấy chiêu bài của Phật để gạt người khác, mỗi một đồng tiền đều phải dùng một cách thỏa đáng.
- Category
- Giảng Pháp
Comments