Y giáo phụng hành, đó là chân cúng dường. Làm chuyện mê tín, chẳng có phước, mà còn tạo tội nghiệp.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
4 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 108
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.

Người thế tục mong cầu phước báo, Phật, Bồ Tát cũng chẳng phản đối. Hai câu tiếp theo nhằm dạy chúng ta tu phước như thế nào? Trữ công đức, thị phước điền trữ công đức, chỉ dạy phước điền, hai câu này dạy chúng ta tu phước. Trữ 貯 là tích chứa, tích trữ, tom góp. Quý vị phải tích đức, chỉ dạy chúng ta về phước điền. Phước điền là gì? Ở đây cũng giải thích rất hay! Phước điền giả, phù thế gian chủng đạo chi điền, xưng vi đạo điền, dĩ chi vi dụ Phước điền: Phàm ruộng trồng lúa trong thế gian được gọi là ruộng lúa, lấy điều này làm tỷ dụ, đây là tỷ dụ: Vị chúng sanh thực phước chi sở là chỗ để chúng sanh gieo phước, đó gọi là phước điền. Phước phải gieo, gieo bèn gọi là Tu. Nếu là kẻ chẳng biết gieo phước, phước do đâu mà có? Đồng học Tịnh Tông chúng ta nhất định phải hiểu, quyết định chớ nên mê tín, mê tín là sai lầm. Quý vị thấy khá nhiều kẻ vô tri bước vào chùa miếu đốt hương, nghe nói đốt một nén hương giá tiền rất cao, đó là mê tín. Đốt hương để cầu gì? Cầu Phật, Bồ Tát phù hộ, ban phước cho kẻ ấy! Nếu nghĩ như vậy thì khác nào đã coi Phật, Bồ Tát là tham quan ô lại, vì sao? Quý vị đặt điều kiện với các Ngài. Quý vị xem nhé! Bồ Tát, Ngài phù hộ tôi phát tài, hôm nay tôi kiếm được một trăm vạn, sẽ đem một vạn đồng đến cúng dường Ngài. Quý vị thấy đó, rất khôn ngoan, ta kiếm được một trăm vạn, ta sẽ đem một vạn đồng biếu cho Ngài, hoàn toàn coi Phật, Bồ Tát như tham quan ô lại, làm sao quý vị có thể cầu phước cho được? Quý vị tạo tội nghiệp ở nơi đó, đã khởi tâm động niệm sai quấy mất rồi! Sao lại hủy nhục Phật, Bồ Tát đến mức ấy? Cho là Phật, Bồ Tát cũng tham tài giống như quý vị! Nếu Phật, Bồ Tát có bản lãnh ấy thì cần quý vị làm quái gì? Vì sao các Ngài chẳng cần một trăm vạn, lại mong một vạn đồng của quý vị? Các Ngài cầm luôn một trăm vạn, chẳng cho quý vị một vạn, há có Phật, Bồ Tát dại dột dường ấy ư? Do tâm thái của chúng ta đã hoàn toàn sai trật, nên luôn là mê tín. Chúng ta cúng dường Phật, Bồ Tát, lễ kính Phật, Bồ Tát, nhằm tỏ bày lòng tôn trọng của chúng ta đối với các Ngài, yêu mến, trân trọng, có cầu khẩn các Ngài điều gì hay không? Chớ nên cầu khẩn mảy may nào! Vì sao? Đó là giả, tục ngữ nói: Nê Bồ Tát quá hà, tự thân nan bảo Bồ Tát bằng đất sét qua sông, chính mình khó giữ được, làm sao các Ngài có thể phù hộ quý vị cho được ?

Ngàn vạn phần chớ nên làm chuyện mê tín! Làm chuyện mê tín không chỉ chẳng có phước, mà còn tạo tội nghiệp!

Quý vị thấy các ngôi chùa miếu có cung điện tráng lệ, xa hoa, tạc tượng Phật, Bồ Tát thành kim thân để thờ phụng trong ấy, quý vị đều chẳng biết thuở tại thế, Thích Ca Mâu Ni Phật suốt đời nghỉ dưới cội cây, giữa trưa ăn một bữa, trên đầu chẳng có nhà cửa. Ngài sống một cuộc đời như thế, chúng ta phải hiểu rõ ràng, phải hiểu minh bạch Ngài sống vô cùng đơn giản, có một túp lều tranh nhỏ tí là đủ rồi! Tâm Phật là vì hết thảy chúng sanh điều chúng sanh, tuyên diệu lý, làm chuyện ấy! Chúng ta thật sự nghe hiểu rõ ràng những lời lão nhân gia đã giảng, nghe thông hiểu, y giáo phụng hành, đó là chân cúng dường. Do vậy, chẳng biết là trong kinh điển đã nói bao nhiêu lượt, dùng bảy báu tràn ngập đại thiên thế giới để cúng dường, vẫn chẳng bằng vì người khác diễn nói bốn câu kệ. Đối với bốn câu kệ trong kinh Phật, diễn là ta làm được, biểu diễn cho người khác thấy, ta giảng cho người khác nghe, công đức ấy vượt trỗi sự cúng dường bằng bảy báu đầy ắp khắp đại thiên thế giới. Chẳng biết lời này đã được nói bao nhiêu lần, nhưng chúng ta đều quên sạch sành sanh, vẫn tạc đắp kim thân, dựng chùa to miếu lớn, ngỡ là có phước, tưởng chính mình có công đức, sai mất rồi! Thuở trước, Lương Võ Đế đã vì Phật pháp kiến tạo bốn trăm tám mươi tòa tự miếu, cúng dường mười mấy vạn người xuất gia, đến gặp Đạt Ma Tổ Sư, khoe khoang công đức. Vua bảo Đạt Ma Tổ Sư: Ngài xem trẫm làm những chuyện ấy, công đức có to hay không? Đạt Ma Tổ Sư nói một câu thật thà, bảo nhà vua: Trọn chẳng có công đức gì! Ngay lập tức nhà vua cụt hứng, đúng như câu nói: Thoại bất đầu cơ bán cú đa nói chuyện chẳng hợp ý, nửa câu đã cảm thấy quá nhiều, bèn sai tiễn khách, sau đấy chẳng gặp mặt nữa. Đạt Ma Tổ Sư nói lời thật, chẳng phải là lời giả, nhưng nhà vua nghe chẳng hiểu. Cách tu của nhà vua nhằm đạt được phước báo nhân thiên, chẳng dính líu gì đến công đức. Công đức có thể giúp quý vị liễu sanh tử, thoát tam giới, tu phước chỉ là phước báo trong nhân gian cho đời sau hoặc đời kế tiếp mà thôi, chớ nên không biết điều này. Vì lẽ đó, đức Phật đã vì chúng ta thị hiện, biểu diễn tích trữ công đức như thế nào.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment