Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 369
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Pháp môn khác chẳng phải là không tốt, mà cần phải trường thời huân tu, hiện nay thời gian quá gấp, không còn kịp nữa, chẳng thể không buông bỏ. Tất cả pháp trong thế xuất thế gian đều không thể phan duyên đến, phải buông bỏ. Nhất tâm nhất ý trở về với câu A Di Đà Phật như vậy là đúng. Ngay trong đời này tuỳ thời có thể ra đi, Phật Di Đà cũng tuỳ thời đến tiếp dẫn, như vậy là đúng, hoàn toàn đúng.
Chướng đạo, chướng là chướng ngại. Những gì là chướng ngại? Mê hoặc là chướng ngại, tạo nghiệp là chướng ngại, hoặc chính là vô minh. Nghiệp thì phân biệt chấp trước đều là nghiệp. Nghiệp là tạo ra, khi đang tạo ra là sự, chúng ta gọi nó là sự, sau khi tạo xong thì gọi nó là nghiệp. Nghiệp là nguyên nhân thứ nhất của quả báo. Đức Phật có thể nói rõ ràng điều này, vô minh chướng đạo, chướng điều gì? Chướng ngại sự khai ngộ, chướng ngại sự tu hành. Vô minh là không có trí huệ nên chướng ngại chúng ta tu hành, chướng ngại ta đạt định, nghĩa là chướng ngại ta được tâm thanh tịnh, và chướng ngại ta chứng quả. Trong pháp môn niệm Phật thì chướng ngại ta vãng sanh, điều này phiền phức chăng? Nên người niệm Phật nhất định phải cầu trí huệ. Tu hành phải phối hợp mật thiết với kinh giáo, những gì trong kinh giáo nói chúng ta đều phải thực hiện nó mới được.
Chúng ta nghe hiểu, nghe hiểu nhưng không thể thực hành nó thì không có lợi ích. Nghe hiểu rồi có thể thực hành mới thật sự được lợi ích. Lợi ích này chính là oai thần bổn nguyện của Phật A Di Đà gia trì, chúng ta đã tiếp nhận và có cảm ứng. Nếu nghe hiểu nhưng không làm được vẫn là một loại chướng ngại, như vậy chúng ta hiểu được tín nguyện hạnh thì hạnh quan trọng biết bao. Hạnh nghĩa là đem những lý luận trong kinh điển nói, biến thành tư tưởng kiến giải của mình. Tư tưởng kiến giải của chúng ta là chánh tri chánh kiến. Cách nhìn cách nghĩ không giống với kinh điển là tà tri tà kiến. Chuyển tà thành chánh cần phải dựa vào kinh giáo, lấy kinh giáo làm tiêu chuẩn. Không có tiêu chuẩn thì chuyển bằng cách nào? Dựa vào đâu để chuyển? Dựa vào tiêu chuẩn này để chuyển.
Nghe kinh phải nghe như thế nào mới thật sự hiểu được? Các bậc cổ đức dạy tâm chân thành, tâm cung kính. Ấn Quang đại sư dạy mọi người, một phần thành kính được một phần lợi ích, hai phần thành kính được hai phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích. Hay nói cách khác, không có tâm thành kính thì dù ngày ngày nghe kinh, nghe đến cả trăm năm cũng không được lợi ích. Vì sao vậy? Vì quý vị coi nó như trò đùa, không siêng năng, như vậy làm sao được lợi ích? Tâm chân thành từ đâu mà có? Từ việc hiếu thảo với cha mẹ. Người bây giờ rất khó, vì sao vậy? Vì không còn ai dạy về hiếu thảo, từ nhỏ chưa học, cha mẹ chúng ta cũng không dạy, không ai làm tấm gương hiếu thảo để chúng ta noi theo, cũng không ai dùng lời nói để dạy. Vì thế quý vị không hiểu hiếu đạo cũng không thể trách quý vị, như trong kinh này Đức Phật nói: “tiên nhân bất thiện”, tiên nhân là cha mẹ, tổ phụ mẫu, tằng tổ phụ mẫu thậm chi là cao tổ phụ mẫu họ đều đã lãng quên và không nổ lực dạy quý vị. Họ không phải không biết điều này mà là họ lơ là. Ngày nay quý vị phạm những lỗi lầm này đều nên tha thứ không nên trách cứ quý vị. Chư Phật Bồ Tát có lòng thương xót.
Nhưng khi chúng ta đến ba bốn mươi tuổi, đến tuổi già mới nghe được giáo huấn của Phật, mới biết thì ra có điều này. Thật hiếm có, thật không dễ! Sau khi nghe xong có thể ngộ nhập bao nhiêu, đó là tâm biết xấu hổ và tâm biết sám hối của chúng ta, từ đây chúng ta có thể đạt được vì chúng ta thật tâm sám hối, thật biết xấu hổ nên đã bù đắp cho tâm cung kính. Có được một chút như vậy thì quý vị thật sự nghe hiểu được một chút. Từ đây dần dần trưởng dưỡng, kiên trì không bỏ tìm tâm thành kính của chúng ta trở về. Đây là gì? Đây là chân tâm của mình. Tất cả pháp mà Đức Phật dạy đều từ chân tâm hiển lộ ra. Chỉ có dùng chân tâm mới có thể tiếp nhận họ còn dụng vọng tâm không tương ưng với họ được. Dù Họ giảng có nhiều bao nhiêu cũng chỉ hoài công, một câu cũng không nghe lọt vào tai. Chân tâm đối với chân tâm thì pháp này sẽ truyền cho quý vị và thật đã đạt được.
Chư vị tổ sư dạy nếu chúng ta phát lòng tin chân thật và nguyện thiết tha một lòng xưng niệm, sẽ có năng lực nhiếp lấy vô lượng công đức của Phật A Di Đà trở thành công đức chính mình, như vậy vãng sanh thế giới tây phương Cực Lạc không khó. Chẳng những nhất định vãng sanh, mà vãng sanh thế giới Cực Lạc có phẩm vị rất cao, cần nên học, đây là nói đoạn phiền não. Tập khí phiền não nhất định phải buông bỏ, buông bỏ mới có thể thâm nhập kinh tạng. Kinh tạng chính là cuốn Kinh Vô Lượng Thọ này và chú giải của cư sĩ Hoàng Niệm Tổ chính là cuốn này.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Pháp môn khác chẳng phải là không tốt, mà cần phải trường thời huân tu, hiện nay thời gian quá gấp, không còn kịp nữa, chẳng thể không buông bỏ. Tất cả pháp trong thế xuất thế gian đều không thể phan duyên đến, phải buông bỏ. Nhất tâm nhất ý trở về với câu A Di Đà Phật như vậy là đúng. Ngay trong đời này tuỳ thời có thể ra đi, Phật Di Đà cũng tuỳ thời đến tiếp dẫn, như vậy là đúng, hoàn toàn đúng.
Chướng đạo, chướng là chướng ngại. Những gì là chướng ngại? Mê hoặc là chướng ngại, tạo nghiệp là chướng ngại, hoặc chính là vô minh. Nghiệp thì phân biệt chấp trước đều là nghiệp. Nghiệp là tạo ra, khi đang tạo ra là sự, chúng ta gọi nó là sự, sau khi tạo xong thì gọi nó là nghiệp. Nghiệp là nguyên nhân thứ nhất của quả báo. Đức Phật có thể nói rõ ràng điều này, vô minh chướng đạo, chướng điều gì? Chướng ngại sự khai ngộ, chướng ngại sự tu hành. Vô minh là không có trí huệ nên chướng ngại chúng ta tu hành, chướng ngại ta đạt định, nghĩa là chướng ngại ta được tâm thanh tịnh, và chướng ngại ta chứng quả. Trong pháp môn niệm Phật thì chướng ngại ta vãng sanh, điều này phiền phức chăng? Nên người niệm Phật nhất định phải cầu trí huệ. Tu hành phải phối hợp mật thiết với kinh giáo, những gì trong kinh giáo nói chúng ta đều phải thực hiện nó mới được.
Chúng ta nghe hiểu, nghe hiểu nhưng không thể thực hành nó thì không có lợi ích. Nghe hiểu rồi có thể thực hành mới thật sự được lợi ích. Lợi ích này chính là oai thần bổn nguyện của Phật A Di Đà gia trì, chúng ta đã tiếp nhận và có cảm ứng. Nếu nghe hiểu nhưng không làm được vẫn là một loại chướng ngại, như vậy chúng ta hiểu được tín nguyện hạnh thì hạnh quan trọng biết bao. Hạnh nghĩa là đem những lý luận trong kinh điển nói, biến thành tư tưởng kiến giải của mình. Tư tưởng kiến giải của chúng ta là chánh tri chánh kiến. Cách nhìn cách nghĩ không giống với kinh điển là tà tri tà kiến. Chuyển tà thành chánh cần phải dựa vào kinh giáo, lấy kinh giáo làm tiêu chuẩn. Không có tiêu chuẩn thì chuyển bằng cách nào? Dựa vào đâu để chuyển? Dựa vào tiêu chuẩn này để chuyển.
Nghe kinh phải nghe như thế nào mới thật sự hiểu được? Các bậc cổ đức dạy tâm chân thành, tâm cung kính. Ấn Quang đại sư dạy mọi người, một phần thành kính được một phần lợi ích, hai phần thành kính được hai phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích. Hay nói cách khác, không có tâm thành kính thì dù ngày ngày nghe kinh, nghe đến cả trăm năm cũng không được lợi ích. Vì sao vậy? Vì quý vị coi nó như trò đùa, không siêng năng, như vậy làm sao được lợi ích? Tâm chân thành từ đâu mà có? Từ việc hiếu thảo với cha mẹ. Người bây giờ rất khó, vì sao vậy? Vì không còn ai dạy về hiếu thảo, từ nhỏ chưa học, cha mẹ chúng ta cũng không dạy, không ai làm tấm gương hiếu thảo để chúng ta noi theo, cũng không ai dùng lời nói để dạy. Vì thế quý vị không hiểu hiếu đạo cũng không thể trách quý vị, như trong kinh này Đức Phật nói: “tiên nhân bất thiện”, tiên nhân là cha mẹ, tổ phụ mẫu, tằng tổ phụ mẫu thậm chi là cao tổ phụ mẫu họ đều đã lãng quên và không nổ lực dạy quý vị. Họ không phải không biết điều này mà là họ lơ là. Ngày nay quý vị phạm những lỗi lầm này đều nên tha thứ không nên trách cứ quý vị. Chư Phật Bồ Tát có lòng thương xót.
Nhưng khi chúng ta đến ba bốn mươi tuổi, đến tuổi già mới nghe được giáo huấn của Phật, mới biết thì ra có điều này. Thật hiếm có, thật không dễ! Sau khi nghe xong có thể ngộ nhập bao nhiêu, đó là tâm biết xấu hổ và tâm biết sám hối của chúng ta, từ đây chúng ta có thể đạt được vì chúng ta thật tâm sám hối, thật biết xấu hổ nên đã bù đắp cho tâm cung kính. Có được một chút như vậy thì quý vị thật sự nghe hiểu được một chút. Từ đây dần dần trưởng dưỡng, kiên trì không bỏ tìm tâm thành kính của chúng ta trở về. Đây là gì? Đây là chân tâm của mình. Tất cả pháp mà Đức Phật dạy đều từ chân tâm hiển lộ ra. Chỉ có dùng chân tâm mới có thể tiếp nhận họ còn dụng vọng tâm không tương ưng với họ được. Dù Họ giảng có nhiều bao nhiêu cũng chỉ hoài công, một câu cũng không nghe lọt vào tai. Chân tâm đối với chân tâm thì pháp này sẽ truyền cho quý vị và thật đã đạt được.
Chư vị tổ sư dạy nếu chúng ta phát lòng tin chân thật và nguyện thiết tha một lòng xưng niệm, sẽ có năng lực nhiếp lấy vô lượng công đức của Phật A Di Đà trở thành công đức chính mình, như vậy vãng sanh thế giới tây phương Cực Lạc không khó. Chẳng những nhất định vãng sanh, mà vãng sanh thế giới Cực Lạc có phẩm vị rất cao, cần nên học, đây là nói đoạn phiền não. Tập khí phiền não nhất định phải buông bỏ, buông bỏ mới có thể thâm nhập kinh tạng. Kinh tạng chính là cuốn Kinh Vô Lượng Thọ này và chú giải của cư sĩ Hoàng Niệm Tổ chính là cuốn này.
- Category
- Giảng Pháp
Comments