Người nghe kinh nhiều nhưng người hiểu không nhiều. Người hiểu mà chịu thực hành lại càng ít.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
21 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 306
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .

Chư Phật Bồ Tát dùng chân tâm đối với tất cả chúng sanh, còn tất cả chúng sanh dùng hư tình giả ý để báo đáp chư Phật Bồ Tát. Lời này không phải giả. Người học Phật rất nhiều nhưng người tin Phật rất ít. Người tin Phật rất nhiều nhưng người thật sự y giáo phụng hành không nhiều. Sự thật này ngay trước mắt chúng ta, chúng ta cần phải tự mình cố gắng phản tỉnh. Không cần để ý đến người khác, quan trọng nhất là chính mình. Mình là tin thật hay tin giả, là thật đã ngộ hay là đang mê hoặc. Điều này mới quan trọng.
Thật sự giác ngộ, thật sự niệm Phật. Thật sự giác ngộ là đô nhiếp lục căn tịnh niệm tương tục. Ý nghĩa của câu này chính là buông bỏ vạn duyên. Nhất tâm chuyên niệm và chỉ có một phương hướng, một mục tiêu. Không hoài nghi, không xen tạp. Niệm Phật như vậy là một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật, là trực tiếp tương thông với đức Phật. Cảm ứng đạo giao không thể nghĩ bàn. Tuyệt đối không bị thế gian này ảnh hưởng. Bất luận là nghịch cảnh hay thuận cảnh, thiện duyên hay ác duyên đều không ảnh hưởng ta niệm Phật, đây gọi là người biết niệm. Không ảnh hưởng ta nghiên cứu giáo lý, đây gọi là người biết học. Người biết niệm Phật khẳng định vãng sanh, người biết niệm Phật chắc chắn khai ngộ.
Người nghe kinh nhiều nhưng người hiểu không nhiều. Người hiểu mà chịu thực hành lại càng ít. Chư Phật và Bồ Tát dùng chân tâm để dạy, học sinh cũng dùng tâm chân thành để tiếp thu. Như vậy nhất định sẽ được chư Phật Bồ Tát cảm hoá. Làm sao biết được? Họ đã phát tâm, đã thật sự hiểu, biết rằng điều này là tốt, là pháp tối thượng và là bảo tối diệu trong thế xuất thế gian. Chư Phật Bồ Tát đã truyền lại cho chúng ta. Đây là vô thượng diệu bảo trong thế xuất thế gian.
Tôi muốn phát tâm làm Phật, tôi muốn phát tâm cầu sanh tịnh độ. Đây chính là tâm vô thượng bồ đề. Đối với thế gian này, đối với mười pháp giới chắc chắn không còn lưu luyến. Khi tâm vô thượng bồ đề thật sự đã phát, thì công đức phát tâm này thật không thể nghĩ bàn.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment