Ý nghĩa hai chữ tu hành, phải hiểu rõ ràng. Tu là sửa, hành là hành vi, hành vi bao gồm thân khẩu ý.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
6 Views
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 439
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Cần tu thiện căn cúng dường”. Thiện căn là gì? Ba thiện căn của pháp thế gian, chính là tất cả thiện pháp của thế gian, đều sanh ra từ ba căn bản này, bao gồm: Không tham, không sân, không si. Tham sân si là tam độc. Tham sân si sanh ra điều gì ? Sanh ác nghiệp, chiêu cảm ba ác đạo: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Chúng ta thử nghĩ xem, chúng ta có tâm tham chăng? Chúng ta có nổi nóng chăng? Có tâm oán hận, có tâm ngạo mạn, có đố kị chăng? Nếu tất cả những thứ này đều có, thì thiện căn ở đâu ra? Không có thiện căn sẽ không có phước báo, không có thiện căn thì phước báo đó là giả, không phải thật. Không có thiện căn, không có phước đức còn được. Không có thiện căn, có phước đức, họ nhất định tạo tội nghiệp rất nặng, quả báo đời sau là địa ngục, thật đáng sợ. Thế nên thiện căn quan trọng hơn phước đức. Không có thiện căn, phước đức gọi là si phước. Họ ngu si, họ tạo nghiệp, nghĩa là khởi tâm động niệm đều tổn người lợi mình. Đây chính là si phước, quả báo không tốt.
Cần tu thiện căn chính là hai câu trong Phật pháp thường nói: “Cần tu giới định tuệ, tức diệt tham sân si”. Như vậy quý vị biết, giới định tuệ là thiện căn, mặt trái của giới định tuệ là tham sân si. Dùng giới để kiềm chế tham, dùng định kiềm chế sân nhuế, dùng trí tuệ kiềm chế ngu si. Cho nên giới định tuệ là ba loại phục dược, đối trị tham sân si. Quý vị không siêng tu giới định tuệ, sao có thể chế phục được tham sân si ? Tham sân si ở trong lục đạo chúng sanh mà nói, nó là vô thỉ phiền não, câu sanh phiền não. Những thứ đó không phải học được, mà là nhiều đời kiếp trong quá khứ đem đến, thâm căn cố đế. Cảnh giới bên ngoài mê hoặc một chút, tham sân si lập tức hiện tiền. Hiện tiền này gọi là hiện hành, gọi là tạo nghiệp, lập tức liền tạo nghiệp. Ngày ngày đang tạo nghiệp, liên tục không gián đoạn.
Có một số người khi tạo nghiệp tự mình biết, có một số người khi tạo nghiệp tự mình lại không biết. Người khác nhắc nhở, chưa chắc họ có thể tiếp nhận, vì sao vậy ? Vì tập quán của họ đã thành tự nhiên, nên không cảm thấy mình làm sai, cho rằng những gì mình làm đều đúng, tất cả đều như pháp, thật ra đã làm sai.

Thế nên cần phải biết sự nghiệp của Bồ Tát, sự nghiệp của Phật chính là dạy học. Ngoài việc dạy học, họ không làm gì cả, chung thân dạy học, thuần túy dạy học.
Trong nhà Phật không có tổ chức, không có đoàn thể, đích thực nó là nột nhà trường. Không như các tôn giáo khác có tổ chức, Phật giáo không có tổ chức, mà Phật giáo chỉ quan tâm dạy học, còn tu hành là việc của mỗi người, Phật không quản điều đó. Có câu: “sư phụ nhận vào chùa, tu hành ở nơi mỗi người”. Lúc Thế Tôn còn tại thế, mỗi ngày chỉ lên lớp dạy học cho mọi người, giải đáp vấn đề. Dùng phương pháp gì để tu hành là chuyện của mỗi cá nhân. Quý vị tu hành gặp khó khăn, gặp chướng ngại, có thể đề xuất ra, Đức Phật sẽ giảng giải cho quý vị. Thật sự nghe hiểu, nghe minh bạch, sẽ biết nên tu như thế nào.
Ý nghĩa hai chữ tu hành, phải hiểu rõ ràng. Tu là sửa, hành là hành vi, hành vi bao gồm thân khẩu ý. Khởi tâm động niệm là hành vi của ý nghiệp, ngôn ngữ là hành vi của khẩu nghiệp, thân thể tạo tác là hành vi của thân thể. Hành vi sai lầm, đem nó sửa đổi lại gọi là tu hành, điều này cũng phải hiểu. Thế nên tu hành là tu điều gì? Tu trong sinh hoạt, tu trong cuộc sống, tu trong việc đối nhân tiếp vật, tu mọi lúc mọi nơi. Khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác có sai lầm, liền sửa đổi nó lại. Tiêu chuẩn của thiện ác là kinh điển; phân ra để nói, kinh luận là tiêu chuẩn sửa đổi tư tưởng của chúng ta. Giới luật là tiêu chuẩn tu sửa thân khẩu của chúng ta. Quý vị không có tiêu chuẩn thì tu như thế nào? Những điều này không thể không hiểu.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment