Nguyên nhân khiến công phu Niệm Phật ko đắc lực. Học ko đi đôi với hành và ko giữ được câu Phật hiệu

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
33 Views
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 382
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.

Cho nên tà định thì không được.
Nói cách khác mục tiêu không định vào thế giới Cực Lạc, không định gặp Phật A Di Đà, đều xem là tà định. Vì sao vậy? Vì đời này không thể thành tựu. Bất định cũng không được vì cứ nghiêng ngả, lúc đòi học thứ này, lúc học thứ kia, không tự chủ sẽ rất khó thành tựu, tâm không chuyên nhất, tham vọng quá nhiều, phương hướng quá nhiều, mục tiêu quá nhiều. Rốt cuộc chẳng việc nào thành.
Chỗ này Niệm Lão nói rất hay: Người tà định, bất định, không thể thật lòng muốn thoát khỏi sanh tử. Còn muốn luân hồi trong sáu nẻo, sanh tử chính là lục đạo luân hồi, không thể phát tâm Bồ Đề, không thể có tín nguyện sâu, không thể tin sâu nguyện thiết, không thể niệm danh hiệu, trì danh hiệu Phật. Bốn việc trên kẻ đó đều không làm được. Chẳng nói đâu xa, những bạn đồng tu tịnh độ. Lúc còn trẻ, tôi thân cận thầy Lý, thầy sáng lập Đài Trung Phật giáo Liên Xã ở Đài Trung, giảng dạy kinh, dẫn dắt mọi người cùng niệm Phật, đồng tu rất đông. Thầy thường bảo các bạn trong liên xã: 10.000 người chỉ có khoảng 3 đến 5 người có thể vãng sanh thật sự, trong mười ngàn người chỉ có ba đến năm người. Không nói đến nơi khác, chỉ nói đến người trong liên xã. Thiện Đại đại sư dạy rằng: pháp môn này “vạn người tu, vạn người đến nơi”, nhưng giờ trong 10.000 chỉ 3, 5 người đến được đó. Vì saovậy? Tuy niệm Phật, tuy nghe kinh, nhưng không thật lòng vì sanh tử, là chưa định thoát khỏi 6 nẻo luân hồi, chưa có ý niệm đó. Sáu nẻo cũng hay hay rất vui, còn tiếc không nỡ rời. Điều này khá rắc rối. Không thể phát tâm Bồ Đề, không chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi. Khởi tâm động niệm vẫn ích kỷ tự tư tự lợi, vẫn ham danh lợi, tham luyến ngũ dục lục trần. Điều này thật là tệ hại. Quí vị nghĩ tin tịnh độ không? Tin. Có tin niệm Phật được vãng sanh không? Tin, nhưng không thực làm. Không thực tin, nguyện không tha thiết, công phu trì danh không hết sức. “Nên nói không thể liễu tri”. “Liễu” là hiểu rõ, “tri” là tri giác. “Kiến lập bỉ nhân cố” “Bỉ” nhân là nhân duyên chánh vãng sanh về thế giới cực lạc Tây Phương, người ấy không hề biết.

Chỉ cần định tâm vào đức A Di Đà thì chẳng sao, chẳng cần phải biết gì khác, chẳng phải bận tâm. Để tâm thanh tịnh bình đẳng của chúng ta mau hiện ra, không cần phải biết gì khác.
Như trong xã hội hiện nay, quá nhiều thông tin về thiên tai. Ta có cần biết đến không ? Không cần. Chỉ cần nắm chắc một việc: tai họa kiểu này phải dùng cách gì giải quyết. Những thứ khác không cần phải biết. Phương diện nào cũng nêu cách giải quyết giống nhau là niệm Phật. Vậy thì được rồi. Ta một lòng chuyên tâm niệm A Di Đà Phật là được. Những thông tin về mặt này không cần hỏi đến, còn bận tâm làm gì? Ấn Quang đại sư giảng rất hay: “Niệm Phật có thể tiêu túc nghiệp”. Chỉ cần niệm Phật, niệm cho hết sạch phiền não tập khí của chính mình, gọi là chân niệm Phật.
Niệm Phật được gì ? Niệm Phật được tâm thanh tịnh. Có phải ta có được tâm thanh tịnh? Đấy chính là hiệu quả. Tôi niệm Phật bao năm, giờ tâm tôi có thanh tịnh chăng? Có buông bỏ chăng? Thế duyên có buông bỏ chăng? Tâm thanh tịnh có hiện tiền không? Pháp hỉ có hiện tiền chăng? Được thọ dụng thật thì rất vui mừng. Kinh luận thường nói: “Phiền não nhẹ thì trí huệ tăng trưởng”, đấy chính là hiệu quả việc quí vị niệm Phật. Nếu phiền não vẫn còn nặng nề thì trí huệ không sinh.Vậy ta phải suy ngẫm nghiêm túc. Tuyệt đối không phải do lý luận sai hay sai phương pháp tu, mà do chính cách ta tu có vấn đề. Phải tìm ra và loại bỏ thì công phu của ta sẽ đắc lực. Những lý luận, phương pháp, kinh nghiệm này có hết trong kinh điển.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment