TĐ:3350- Tại sao không nên “học rộng nghe nhiều” ?

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
16 Views
TĐ:3350- Tại sao không nên “học rộng nghe nhiều” ?
Danh sách phát:[3201~3400] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfq-nJS54PtxS2AXqEJeTEHu
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 273
*Thời gian từ: 01h40:55:06 – 01h50:19:01
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Bên dưới nói đến tuệ, “Đại Thừa Nghĩa Chương quyển hai nói, cứ hành phương tiện, quán thấu đạt là tuệ. Theo sự thật mà nói, chân tâm thể sáng, tự tánh không tối, con mắt làm tuệ”. Niệm Lão nói: “lấy minh tự bản tâm, kiến tự bản tánh, mới gọi là tuệ”. Cứ hành phương tiện, cứ là y giáo phụng hành. Đức Phật dạy chúng ta trì giới, Phật dạy chúng ta thực hành sáu ba la mật, đều là phương tiện. Phương tiện cũng chính là tùy duyên.
Câu đầu tiên của tứ đức trong Hoàn Nguyên Quán, “tùy duyên diệu dụng”. Diệu dụng là tuệ, diệu dụng là quán đạt, tuệ quán thông đạt. Quán điều gì? Quán tự tánh không tịch, mỗi một pháp liễu bất khả đắc. Liễu bất khả đắc, vì sao còn phải hành?
Ngày nay chúng ta hành là độ chính mình, chúng ta mê trong phương tiện không ra được. Cho nên chúng ta phải nương theo con đường mà tất cả chư Phật đã đi, tam học giới định tuệ, đi ra khỏi luân hồi lục đạo, đi ra khỏi mười pháp giới. Nếu không đi theo con đường này, muốn tự mình tìm con đường khác, vậy là sai. Từ xưa đến nay, mười phương thế giới, tất cả Bồ Tát đều đi con đường này, vì sao ta không đi? Lại sáng tạo ra con đường mới, không thể đi thông suốt. Vì sao con đường này của họ là chánh lộ? Quý vị suy nghĩ là biết, con đường của họ là đường gì? Con đường buông bỏ khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, quý vị có thể tìm ra con đường thứ hai chăng? Không còn, chỉ một con đường này thôi. Không buông bỏ, vậy thì có ngàn vạn con đường, vô lượng vô biên con đường. Buông bỏ chỉ có một con đường, con đường này thông nhập tự tánh, thông đến đại bát niết bàn. Buông bỏ mới đi được con đường này! Quá nhiều, quá tạp là hại chính mình.
Chúng ta cũng thấy chư vị tổ sư đại đức xưa nay, cũng quảng học đa văn, chẳng lễ chúng ta không thể học họ chăng? Không phải không thể, nếu ta có bản lĩnh như họ là được, quảng học đa văn không có chướng ngại. Không có bản lĩnh như các ngài, học coi như là hư. Bản lĩnh gì? Như ở trước vừa nói, bản lĩnh không chấp tướng mà Bồ Tát Mã Minh đã dạy, tướng ngôn thuyết, tướng văn tự, tướng danh tự, tướng tâm duyên đều không chấp trước. Đó là gì? Là học mà không học, không học mà học.
Đối với chúng ta, ngàn kinh vạn luận chỉ có lợi ích, không có hại, vì sao vậy? Vì nó không gây chướng ngại cho ta, không bị nó ảnh hưởng, điều này bản thân có thể thử xem. Ngày hôm nay, hôm nay tôi đọc hai cuốn kinh, ba cuốn luận, trong đầu phải chăng có những thứ này? Có, chấp trước tất cả, như vậy là hỏng, như vậy là sai. Sau khi đọc nhiều thứ như thế, trí tuệ khai phát, không hề chấp tướng, vậy là được, rất đúng. Chỉ khai trí tuệ, không lưu lại ấn tượng. Một ngày ta xem mười loại, 20 loại, 100 loại, 200 loại, không sao. Nếu không có bản lĩnh này, vẫn còn chấp tướng, ta chỉ có thể chấp một tướng, vì sao vậy? Vì dễ đoạn trừ nó, dễ buông bỏ. Chấp trước quá nhiều, không buông được, không phải chính là như vậy ư? Đối với tuyệt đại đa số người mà nói, nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu. Có thể lìa tất cả tướng, tức tất cả pháp, không còn ở trong phạm vi này nữa.
Ở đây “cứ hành phương tiện, quán đạt là tuệ”, chúng ta phải hiểu, phải có phương tiện, phải có trí tuệ.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment