Tôi tuân thủ ba điều kiện của Thầy mười năm. Vì trí tuệ của quí vị chưa đủ, nghe nhiều sẽ nhiễu loạn

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
19 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 445
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không

Lúc học trò chưa thành tựu, tức là trí tuệ chưa xuất hiện, thì chưa được tham học, chỉ cho phép theo một người thầy. Lúc tôi mới học, tôi học với thầy Lí tại Đài Trung, muốn theo thầy học giáo lý. Thầy đưa ra ba điều kiện và hỏi tôi có thể chấp nhận được không? Chấp nhận được thì có thể hoan nghênh tôi, lúc đó tôi đang ở tại thư viện Từ quang. Thư viện này do thầy sáng lập, có thể ở lại thư viện tu học.
Điều kiện thứ nhất, bắt đầu từ hôm nay, những gì ông đã học trong quá khứ, thật ra trước đó thời gian tôi học không dài, chỉ học với hai thầy giáo, một là thầy Phương Đông Mỹ, một thầy nữa là đại sư Chương Gia. Những thứ hai thầy giáo của ông dạy ông tôi đều không thừa nhận, hoàn toàn vứt bỏ. Từ hôm nay trở đi sẽ theo tôi học lại từ đầu, đó là điều kiện thứ nhất.
Điều kiện thứ hai, bắt đầt từ hôm nay, tất cả chữ nghĩa ông đọc được, bất kể là kinh Phật hay là những thứ thuộc thế gian, chưa có sự đồng ý của tôi thì không được xem.
Điều kiện thứ ba, bắt đầu từ hôm nay, trừ nghe tôi giảng kinh ra, bất cứ pháp sư đại đức nào giảng kinh cũng không được nghe.
Đưa ra cho tôi ba điều kiện như vậy, tôi vừa nghe xong, nghĩ bụng thầy giáo sao mà tự đại đến vậy. Chỉ có thể nghe một mình thầy, không được nghe những người khác giảng. Tôi lặng người đi, suy nghĩ độ năm phút, tôi bèn chấp thuận.
Danh tiếng bên ngoài của thầy, mọi người đều tán thán thầy là thiện tri thức, chúng tôi không để vuột mất, cho nên chấp nhận liền. Cũng phải mười mấy năm sau, tôi đến Singapore giảng kinh gặp được pháp sư Diễn Bồi, vị này cũng coi như là thân cũ rồi, khi tôi mới học Phật ngài đang trú trì chùa Thiện đạo, ngài lớn hơn tôi mười tuổi, là một pháp sư giảng kinh. Sau này tôi cũng tiếp bước con đường giảng kinh này, nên trở thành chí đồng đạo hợp rồi. Khi đến Singapore, ngài mời tôi dùng cơm, dùng cơm xong chúng tôi trò chuyện trong một phòng khách nhỏ. Tôi nói với ngài về những chuyện này. Nghe xong, ngài cười lớn. Lúc ngài còn nhỏ làm Sa di, pháp sư Đế Nhàn cũng đã đưa ra ba điều kiện này, lúc đó tôi mới hiểu ra, những thứ này không phải là độc quyền của thầy Lí. Hóa ra là gì? Là ba điều kiện bái sư do chư tổ để lại. Vì sao hạn chế quí vị ? Vì trí tuệ của quí vị chưa đủ, nghe nhiều sẽ nhiễu loạn, quí vị sẽ không thể thành tựu. Những điều này thầy không cho tôi biết, chính xác là nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu. Quí vị theo thầy chỉ có thể theo một thầy. Thầy giáo có trách nhiệm dạy dỗ quí vị thành tựu. Tức là nói quí vị ở trong pháp hội của thầy đắc trí căn bản, đắc tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh sinh trí tuệ, có trí tuệ rồi, thầy giáo sẽ giải phóng cho quí vị, tất cả đều đi tham học, học ở đâu cũng được, Vì sao vậy? Vì đã có năng lực phân biệt chánh tà, phân biệt chân vọng, phân biệt đúng sai, quí vị có năng lực phân biệt rồi. Quí vị chưa có năng lực này, mà quí vị đi tham học thì hỏng rồi, quí vị sẽ bị hủy hoại. Đây là sự bảo vệ của thầy giáo đối với học trò. Cần thời hạn, thầy Lí nói xong, tôi đã đáp ứng, đã chấp nhận, thầy giáo nói cần thời hạn, cần bao lâu? Năm năm. Chúng ta mới hiểu được cổ nhân nói năm năm học giới, chính là là ba điều giới này, không phải giới nào khác. Đó chính là ba điều quy ước của thầy giáo đối với học trò. Ngày nay không còn nữa. Vì sao ngày nay không còn nữa ? Thầy giáo không có trách nhiệm đối với học trò nữa. Với những đều kiện này, thầy giáo phải tuyệt đối có trách nhiệm với học trò. Tức là thầy giáo phải dẫn dắt học trò từ mê đến giác ngộ, giúp họ phá mê khai ngộ, giúp họ phá mê sinh tín. Họ khai mở trí tuệ rồi, có năng lực phân biệt đúng sai, chánh tà, thì có thể mở cửa cho học trò đi tham học, không quan tâm nữa, lúc này việc tham học đối với quí vị chỉ có lợi ích, không có tai hại.
Cho nên tôi ở Đài trung tuân thủ năm năm. Ngày tròn năm năm tôi đến gặp thầy giáo, tôi nói, thưa thầy: Năm năm qua rất có ích đối với con, con tuân thủ những lời dạy của thầy, con muốn kéo dài thêm năm năm nữa, nghe thế thầy cười lớn. Tôi tuân thủ ba điều kiện của thầy mười năm. Xã hội ngày nay, lúc nào ở đâu không ô nhiễm nghiêm trọng, cám dỗ, quí vị có đủ sức để chống lại không ? Quí vị không đủ năng lực nhất định sẽ bị nó đồng hóa, quí vị liền đọa lạc. Cho nên ngày nay tu học Phật Pháp khó lắm, khó lắm ! Chúng ta dùng ba điều kiện ngày xưa này, thầy Lý đối với tôi, tôi còn có thể chấp nhận, người thông thường không chấp nhận được. Lúc quí vị đưa ra những điều kiện này, họ ngoảnh đầu mà đi, người cao minh hơn ông nhiều lắm, việc gì tôi phải chịu sự trói buộc của ông. Hiện tại, những điều này, lớp trước đối với tôi còn có thể chấp nhận được, tôi mà dùng đến chiêu này thì không có ai nữa, không thể có chuyện đó. Chúng tôi cũng không dám dùng chiêu này. Tổ tổ truyền nhau, điều kiện truyền pháp cơ bản chính là ba điều này.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment