Nếu học quá nhiều sẽ rất tạp, như vậy không kiên cố, rất dễ nghiêng đổ.Tâm họ rất loạn, tâm trôi nổi

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
19 Views
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 218 ....... 221
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.


Bản thân chưa thành tựu, không thể thành tựu được người khác. Muốn dạy người khác, trước tiên mình phải thực hành nó. Bốn câu trong tứ hoằng thề nguyện, chúng ta phải rõ ràng minh bạch.
Đoạn phiền não bắt đầu từ đâu? Từ trì giới, nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ. Từ vô thỉ kiếp đến nay, Chư Phật Bồ Tát khắp mười phương ba đời tu thành Phật đạo, đều dùng phương pháp này, không hề ngoại lệ, phải tin như thế. Con đường lớn giới định tuệ, tất cả Chư Phật Như Lai mười phương ba đời đều đi chung con đường này, tuyệt đối không sai. Nếu không tuân thủ không thể thành tựu, gặp cảnh giới hiện tiền liền thoái chuyển, đây là điều nhất định.
Chúng ta thấy rất nhiều người tu hành, đến lớn tuổi vẫn thoái chuyển. Chúng ta lý giải, biết đó là điều bình thường, vì sao vậy? Vì nền tảng của họ không sâu, không kiên cố, họ không hạ công phu từ căn bản. Đặc biệt trong xã hội hiện nay, quá nhiều duyên khiến ta thoái chuyển, sức hút quá mạnh, ta sống trong xã hội này không thể không thoái chuyển, đó là người như thế nào? Là Bồ Tát thánh nhân, không phải Bồ Tát thánh nhân không được. Bồ Tát tánh nhân vì muốn giữ mình không thoái chuyển trên đường bồ đề, không thể không hạ công phu từ kinh điển. Kinh điển cũng cần phải hiểu phương pháp, nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, như vậy nền tảng mới vững chắc được. Nếu học quá nhiều sẽ rất tạp, như vậy không kiên cố, rất dễ nghiêng đổ. Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, đây là phương pháp chư vị tổ sư truyền từ đời này qua đời khác. Nhưng hiện nay khoa học không cho như thế, chư vị thánh hiền nhân mới cho là như thế. Quý vị nghe theo khoa học hay nghe lời thánh hiền?
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment