Tâm của quí vị bị cảnh giới chuyển, vậy là quí vị rất khổ. Trí tuệ chân thật không phải từ bên ngoài

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
4 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 498
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không

Trí tuệ chân thật không phải từ bên ngoài, mà là tự tánh giác. Giác đó chính là trí tuệ chân thật, không liên quan đến bên ngoài. Tự tánh như thế nào là giác ? Chúng ta hiện nay tự tánh không giác. Bởi vì tự tánh quí vị có nhiễm ô. Tự tánh giác bị ẩn mà không hiển thị, không nhìn thấy nữa. Quí vị có nhiễm ô. Thứ hai là quí vị có phân biệt. Phân biệt là không bình đẳng. Giống như nước vậy, dao động rồi nổi gợn sóng, tác dụng của soi chiếu liền bị mất đi. Soi chiếu là trí tuệ. Họ cũng làm mất trí tuệ. Nếu chúng ta ở trong tất cả pháp, không phân biệt, tâm quí vị là tâm bình đẳng. Không chấp trước, tâm quí vị là thanh tịnh, không nhiễm ô. Nó khởi tác dụng cũng giống như nước vậy. Cảnh giới bên ngoài, sẽ chiếu ở trong đó một cách rõ ràng. Giống như tấm gương vậy. Đó gọi là trí tuệ, trí tuệ chân thật.

Trong Kinh Bát Nhã nói toàn là chân thật không giả tí nào. Phật dạy chúng ta tất cả pháp- bao gồm Phật pháp trong đó, vô sở hữu tất cánh không, bất khả đắc. Cho nên quí vị ở trong tất cả pháp, quí vị muốn khống chế nó, quí vị muốn chiếm hữu nó, quí vị muốn chi phối nó, toàn là vọng tưởng. Chư Phật Bồ Tát, người tu hành chân chánh, hơi khế nhập cảnh giới, họ không còn chấp trước, không còn phân biệt nữa. Cho nên họ có thể hằng thuận chúng sanh. Quí vị muốn làm thế nào thì làm thế ấy. Tất cả tùy duyên, tất cả tùy thuận. Không có gì là không đại hoan hỷ. Họ thật sự luôn đại hoan hỷ. Họ hoan hỷ điều gì? hoan hỉ tất cả đều không. Họ hoan hỉ điều này. Họ hoan hỷ liễu bất khả đắc. Cho nên tâm họ ở trong cảnh giới đều bất động. Điều này tuyệt vời. Đây là gì? Đây là chân tâm. Tâm trong cảnh giới tùy theo cảnh giới đang phân biệt chấp trước mà chuyển động. Điều này thật tệ hại, rất đáng thương, rất vất vả. Bất động thì không còn nữa. Cho nên đều này vô cùng vô cùng quan trọng, đó là chân tướng sự thật.
Nói rõ Bồ Tát đại từ đại bi. Rõ ràng biết những thứ này là huyễn tướng. Họ vẫn ở đây giáo hóa chúng sanh, giúp chúng sanh giác ngộ. Giác ngộ điều gì? Giúp họ hiểu được chân tướng sự thật. Nếu chân tướng sự thật hiểu được rồi, vậy là giống như họ, giống như chư Phật Bồ Tát, đắc đại tự tại, thật lìa khổ, thật đắc lạc. Khổ từ đâu mà mà có? Khổ từ mê hoặc điên đảo mà có. Đối với chân tướng sự thật không mảy may hay biết. Luôn cho rằng thứ ta tự tưởng tượng ra là rất hay, ai ngờ toàn là sai hết. Điều quí vị nghĩ, việc quí vị làm toàn sai rồi. Quả báo mà quí vị thọ nhận cũng là giả, không phải thật. Bởi vì quí vị cảm thấy nó khổ, nó liền khổ. Nếu như quí vị cảm thấy nó không khổ, nó đích thực không khổ. Như thế nào là không khổ? Chúng ta xem ti vi, ti vi đang chiếu là cháy lớn, quí vị thấy trong đó người bị thiêu cháy rất đáng thương, quí vị ở đây xem không thấy khổ. Nếu như lúc quí vị mê, quí vị liền thấy quí vị đang ở trong ti vi, lửa cũng thiêu tới tôi rồi, quí vị cảm thấy rất khổ. Quí vị sai rồi, quí vị làm sao lại chạy vào đó được? Quí vị không ở trong đó, họ ở trong đó chịu thế nào đi nữa, quí vị cũng không có cảm giác gì, không mảy may cảm giác. Họ khổ, quí vị cũng khổ, họ vui quí vị cũng vui. Họ khóc quí vị cũng khóc, họ cười quí vị cũng cười, quí vị hoàn toàn bị họ chuyển rồi, đó là phàm phu. Tâm của quí vị bị cảnh giới chuyển, vậy là quí vị rất khổ. Nếu như quí vị có thể nhảy ra được, nhìn thấy chân tướng sự thật. Khổ vui là một không phải hai. Phàm Thánh là một không phải hai. Đó chính là điều trước đây đã nói thực tế lý địa, bất thọ nhất trần. Trong tâm quí vị thanh tịnh, cái gì cũng không có, nhưng là gì? năng sanh vạn pháp. Quí vị ở trong cảnh của ti vi năng sanh vạn pháp. Vạn pháp và bản thân là một không phải hai. Quí vị là giác, nó là mê. Có khổ có vui, đều là mê. Không khổ không vui, là giác rồi, rõ ràng rồi. Sau khi bản thân hiểu rõ, quí vị mới có phương pháp giúp đỡ người khác hiểu rõ. Rõ ràng rồi chính là giải thoát. Trong bất cứ cảnh giới nào, quí vị cũng không khởi tâm động niệm. Khởi tâm động niệm là đi vào rồi. Quí vị liền rơi vào trong đó. Nhìn thấy rõ ràng, nhìn được thấu đáo, mảy may không nhiễm, như vậy mới có thể giống với Bồ Tát, hạnh nguyện độ sanh vô cùng vô tận. Phật A Di Đà phát 48 nguyện, Phổ Hiền Bồ Tát phát mười đại nguyện vương. Thông thường Phật Bồ Tát từ trên cương lĩnh mà nói, tứ hoằng thệ nguyện, thật là không có cùng tận.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment