Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 388
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Phật dạy, năm thứ độc: Tham, sân, si, mạn, nghi là nguồn gốc địa ngục, phạm một trong những điều đó là rơi vào dịa ngục. Nếu phạm cả năm điều thì không cần nói cũng biết. Chúng ta muốn cứu thân tâm của mình, cứu môi trường sống, nhất định phải tin tưởng sâu sắc lời dạy này của Phật Thích Ca Mâu Ni, dứt khoát phải buông bỏ năm thứ phiền não căn bản này.
Tài sắc danh thực thùy, 5 cái gốc địa ngục, chúng ta học Phật đã lâu vậy rồi, 5 cái gốc này còn nắm chặt như vậy, đó tức là không phải học Phật mà là đang học địa ngục, đang bạt mạng mà lao về hướng địa ngục.
Nếu còn một chút gì không buông bỏ được, nó liền trở ngại nhất tâm, nhất niệm, không thể hiện tiền.
Tứ Thiếp Sớ nói rất cụ thể: “Tất cả nghiệp thân, miệng, ý của chúng sanh”, thân là những gì anh ta đã làm, miệng là những gì anh ta đã nói, ý là những gì anh ta suy nghĩ, giải và hành những gì anh ta tu tập. Giải là hiểu rõ lời dạy của chư Phật Bồ tát. Hành là gì? Theo đó để làm, thật tu.
“Cần dùng tâm chân thành để làm”, câu này rất cấp bách, thật tâm để làm. Thế nào là chân? Đưa ra một phương hướng ngược lại, quí vị đã hiểu rõ quí vị sẽ biết thế nào là chân. “Không được bên ngoài thì giả dạng hiền thiện tinh tấn”. Giả vờ, bên ngoài thì làm rất tốt, mạnh mẽ tinh tấn, nhưng bên trong thì thế nào? Không buông bỏ tự tư tự lợi, thị phi nhân ngã, tham, sân, si, mạn, nghi, tất cả những thứ này là giả. Bởi vậy nên giác ngộ, đừng mê lầm. Con người nên tự biết bản thân, những thứ như tham, sân, tà nguỵ, gian trá là những tánh ác, liệu đã buông bỏ được những tập tánh bất thiện chưa? Nếu chưa buông bỏ thì phải biết rằng, những tâm niệm như vậy đang chế tạo luân hồi trong sáu đường, luân hồi sáu đường vì thế mà hiện ra. Hư giả, tham sân tà nguỵ, gian trá trăm chiều là nguyên nhân để đưa đến luân hồi sáu đường. Nếu có những thứ này thì có sáu đường. Nếu không có niệm này thì quí vị đã vượt qua nó, quí vị đang dùng chân tâm, đó là vọng tâm, đó không phải là chân tâm. Những gì vọng tâm tạo ra đó là sáu đường, mười pháp giới. Chân tâm biến hiện ra, là cõi Thật báo trang nghiêm của chư Phật, Bồ tát, thế giới Cực lạc, thế giới Hoa tạng là chân tâm. Đại sư Huệ Năng minh tâm kiến tánh, vắt tắt chỉ bày nó ra. Hình dáng của chân tâm thế nào ? Thanh tịnh. Đâu ngờ tự tánh vốn thanh tịnh, quí vị đã hiểu rồi, không thanh tịnh là vọng tâm. Thanh tịnh là chân tâm, chân tâm là không sanh không diệt. Niệm hiện tại của chúng ta, niệm trước vừa diệt, niệm sau liền sanh khởi, tâm sanh diệt như thế là giả, không phải chân, chân tâm là không sanh không diệt, chân tâm vốn không dao động. Dao động là gì ? Chuyển động theo ngoại cảnh. Môi trường bên ngoài, nếu thuận theo ý mình thì nổi tâm tham, tham đắm. Nếu trái với ý muốn của mình thì ghét bỏ nó. Sáu căn của quí vị chạy theo môi trường bên ngoài sanh tham sân si mạn nghi, sanh ra thất tình ngũ dục, đây gọi là gì ? Tâm chuyển theo cảnh, tâm như thế là vọng tâm. Chân tâm không chạy theo ngoại cảnh, chân tâm là biết được “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”. Bất luận là cảnh giới nào hiện ra, thì tâm ấy vẫn như như bất động, đó mới là chân tâm. Bởi thế chân tâm không phải tâm luân hồi, vọng tâm là tâm luân hồi. Khi vọng tâm làm chủ thì ba nghiệp thân khẩu ý đều là nghiệp luân hồi, quí vị không vượt ra khỏi luân hồi. Nếu quí vị thật sự chuyển được nó, tôi không còn chạy theo ngoại cảnh nữa, dùng tâm chân thành để làm việc. Chân thành với bản thân, chân thành với cuộc sống, công việc cũng phải chân thành, đối nhân tiếp vật chẳng điểu gì là không chân thành. Dùng tâm chân thành để niệm Phật cầu sanh tịnh độ, xin chúc mừng quí vị, quí vị đã thành công viên mãn trong đời sống này rồi, quí vị đã thành Phật rồi. Nếu ngoại hình quí vị làm ra vẻ không tệ, giống như một người Phật tử, nhưng tập khí phiền não bên trong không một chút thay đổi, đó là giả dối.
Chúng ta có thể hiểu, hiểu rất rõ và chúng ta đang nỗ lực để thực hiện, để học tập, để tịnh tông ngày càng kì diệu, càng thù thắng, đưa tất cả những pháp thuần tịnh thuần thiện của thế gian, xuất thế dung nạp vào một câu danh hiệu A di đà Phật, để khi quí vị niệm một câu A di đà Phật thì tất cả đều được nhớ đến, tròn đầy như nhau, cực kì tuyệt diệu! Bởi thế xưng một danh hiệu Phật, những bậc đại đức xưa nay, mười phương chư Phật đều khen ngợi, vạn đức hồng danh đều có mặt trong một danh hiệu, bao gồm tất cả pháp thuần tịnh, thuần thiện của thế gian, xuất thế, đều gói gọn trong một danh hiệu Phật. Niệm một câu danh hiệu Phật tức là niệm vạn đức, vạn đức thuần tịnh, thuần thiện của thế gian, xuất thế. Bởi thế nên tại sao có rất nhiều người nói khi thiên tai đến thì nên niệm Phật, chỉ có niệm Phật, ngoài niệm Phật ra không có phương pháp nào tốt hơn.
Tập 388
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Phật dạy, năm thứ độc: Tham, sân, si, mạn, nghi là nguồn gốc địa ngục, phạm một trong những điều đó là rơi vào dịa ngục. Nếu phạm cả năm điều thì không cần nói cũng biết. Chúng ta muốn cứu thân tâm của mình, cứu môi trường sống, nhất định phải tin tưởng sâu sắc lời dạy này của Phật Thích Ca Mâu Ni, dứt khoát phải buông bỏ năm thứ phiền não căn bản này.
Tài sắc danh thực thùy, 5 cái gốc địa ngục, chúng ta học Phật đã lâu vậy rồi, 5 cái gốc này còn nắm chặt như vậy, đó tức là không phải học Phật mà là đang học địa ngục, đang bạt mạng mà lao về hướng địa ngục.
Nếu còn một chút gì không buông bỏ được, nó liền trở ngại nhất tâm, nhất niệm, không thể hiện tiền.
Tứ Thiếp Sớ nói rất cụ thể: “Tất cả nghiệp thân, miệng, ý của chúng sanh”, thân là những gì anh ta đã làm, miệng là những gì anh ta đã nói, ý là những gì anh ta suy nghĩ, giải và hành những gì anh ta tu tập. Giải là hiểu rõ lời dạy của chư Phật Bồ tát. Hành là gì? Theo đó để làm, thật tu.
“Cần dùng tâm chân thành để làm”, câu này rất cấp bách, thật tâm để làm. Thế nào là chân? Đưa ra một phương hướng ngược lại, quí vị đã hiểu rõ quí vị sẽ biết thế nào là chân. “Không được bên ngoài thì giả dạng hiền thiện tinh tấn”. Giả vờ, bên ngoài thì làm rất tốt, mạnh mẽ tinh tấn, nhưng bên trong thì thế nào? Không buông bỏ tự tư tự lợi, thị phi nhân ngã, tham, sân, si, mạn, nghi, tất cả những thứ này là giả. Bởi vậy nên giác ngộ, đừng mê lầm. Con người nên tự biết bản thân, những thứ như tham, sân, tà nguỵ, gian trá là những tánh ác, liệu đã buông bỏ được những tập tánh bất thiện chưa? Nếu chưa buông bỏ thì phải biết rằng, những tâm niệm như vậy đang chế tạo luân hồi trong sáu đường, luân hồi sáu đường vì thế mà hiện ra. Hư giả, tham sân tà nguỵ, gian trá trăm chiều là nguyên nhân để đưa đến luân hồi sáu đường. Nếu có những thứ này thì có sáu đường. Nếu không có niệm này thì quí vị đã vượt qua nó, quí vị đang dùng chân tâm, đó là vọng tâm, đó không phải là chân tâm. Những gì vọng tâm tạo ra đó là sáu đường, mười pháp giới. Chân tâm biến hiện ra, là cõi Thật báo trang nghiêm của chư Phật, Bồ tát, thế giới Cực lạc, thế giới Hoa tạng là chân tâm. Đại sư Huệ Năng minh tâm kiến tánh, vắt tắt chỉ bày nó ra. Hình dáng của chân tâm thế nào ? Thanh tịnh. Đâu ngờ tự tánh vốn thanh tịnh, quí vị đã hiểu rồi, không thanh tịnh là vọng tâm. Thanh tịnh là chân tâm, chân tâm là không sanh không diệt. Niệm hiện tại của chúng ta, niệm trước vừa diệt, niệm sau liền sanh khởi, tâm sanh diệt như thế là giả, không phải chân, chân tâm là không sanh không diệt, chân tâm vốn không dao động. Dao động là gì ? Chuyển động theo ngoại cảnh. Môi trường bên ngoài, nếu thuận theo ý mình thì nổi tâm tham, tham đắm. Nếu trái với ý muốn của mình thì ghét bỏ nó. Sáu căn của quí vị chạy theo môi trường bên ngoài sanh tham sân si mạn nghi, sanh ra thất tình ngũ dục, đây gọi là gì ? Tâm chuyển theo cảnh, tâm như thế là vọng tâm. Chân tâm không chạy theo ngoại cảnh, chân tâm là biết được “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”. Bất luận là cảnh giới nào hiện ra, thì tâm ấy vẫn như như bất động, đó mới là chân tâm. Bởi thế chân tâm không phải tâm luân hồi, vọng tâm là tâm luân hồi. Khi vọng tâm làm chủ thì ba nghiệp thân khẩu ý đều là nghiệp luân hồi, quí vị không vượt ra khỏi luân hồi. Nếu quí vị thật sự chuyển được nó, tôi không còn chạy theo ngoại cảnh nữa, dùng tâm chân thành để làm việc. Chân thành với bản thân, chân thành với cuộc sống, công việc cũng phải chân thành, đối nhân tiếp vật chẳng điểu gì là không chân thành. Dùng tâm chân thành để niệm Phật cầu sanh tịnh độ, xin chúc mừng quí vị, quí vị đã thành công viên mãn trong đời sống này rồi, quí vị đã thành Phật rồi. Nếu ngoại hình quí vị làm ra vẻ không tệ, giống như một người Phật tử, nhưng tập khí phiền não bên trong không một chút thay đổi, đó là giả dối.
Chúng ta có thể hiểu, hiểu rất rõ và chúng ta đang nỗ lực để thực hiện, để học tập, để tịnh tông ngày càng kì diệu, càng thù thắng, đưa tất cả những pháp thuần tịnh thuần thiện của thế gian, xuất thế dung nạp vào một câu danh hiệu A di đà Phật, để khi quí vị niệm một câu A di đà Phật thì tất cả đều được nhớ đến, tròn đầy như nhau, cực kì tuyệt diệu! Bởi thế xưng một danh hiệu Phật, những bậc đại đức xưa nay, mười phương chư Phật đều khen ngợi, vạn đức hồng danh đều có mặt trong một danh hiệu, bao gồm tất cả pháp thuần tịnh, thuần thiện của thế gian, xuất thế, đều gói gọn trong một danh hiệu Phật. Niệm một câu danh hiệu Phật tức là niệm vạn đức, vạn đức thuần tịnh, thuần thiện của thế gian, xuất thế. Bởi thế nên tại sao có rất nhiều người nói khi thiên tai đến thì nên niệm Phật, chỉ có niệm Phật, ngoài niệm Phật ra không có phương pháp nào tốt hơn.
- Category
- Giảng Pháp
Comments