Đức Phật dạy, cảnh tuỳ Tâm mà chuyển. Không phải Tâm tuỳ cảnh chuyển. Nên chú ý đến tâm thanh tịnh.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
4 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 315
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không

Việc giảng kinh không gián đoạn, hàng ngày giảng kinh tôi thường khuyên mọi người. Người thật sự có duyên, mổi ngày cùng thời gian với chúng ta, nghe chúng tôi chia sẽ. Hoặc trên truyền hình vệ tinh cùng chúng tôi chia sẽ, huân tu thời gian dài thì chẳng có chuyện không thành tựu.
Trong thời đại này, chúng tôi vẫn không ngừng giảng kinh. Nguyên nhân gì vậy? Bởi đạo tràng hiện nay không có người chịu làm. Nhưng trên mạng internet có người, trên truyền hình vệ tinh có người thật sự đã làm. Chỉ cần có một người thật sự làm, thì công việc dạy học chia sẽ của chúng tôi không thể dừng. Trong nhà Phật thường nói, độ một người thì tốt một người. Một người cũng không có nữa, thì chúng tôi phải ra đi thôi. Đối với thế gian này không còn gì lưu luyến. Thế gian này người có thể hiểu không nhiều, người có thể thực hành lại càng ít. Người tri ân không nhiều, người báo ân cũng không có. Thấy lợi quên nghĩa là hiện tượng phổ biến của xã hội ngày nay. Đến công ơn cha mẹ họ cũng không báo, cũng không biết. Cho nên thế gian này sẽ có thiên tai rất nghiêm trọng. Đạo lý chính là chổ này.
Chúng ta đối phó với những việc này, chính là siêng năng nổ lực đoạn ác tu thiện, cải tà quy chánh. Gặp được pháp môn tịnh độ, gặp được kinh Vô Lượng Thọ, là người có phước báo lớn nhất trong thế gian. Gặp pháp môn này, buông bỏ vạn duyên, nhất tâm niệm Phật.

Trong đoạn kinh này nói, những thứ mổi người nhìn thấy và cảm thọ đều không giống nhau. Hiện nay cũng như vậy. Chúng ta cùng thấy một người xa lạ, nhưng cảm nhận của hai người không giống nhau. Mấy người cùng xem một sự việc, nhưng mổi người có cách nhìn khác nhau. Vì sao? Vì ý niệm và khởi tâm động niệm của chúng ta không tương đồng. Ý niệm thanh tịnh, thì sẽ thấy ai cũng thanh tịnh. Chổ không thanh tịnh nhưng họ thấy là thanh tịnh. Tâm địa nhiễm ô, nhìn thấy người thân tâm thanh tịnh, cũng không thấy được sự thanh tịnh của họ mà thấy họ nhiễm ô. Cho nên đức Phật dạy, cảnh tuỳ tâm mà chuyển, không phải tâm tuỳ cảnh chuyển. Thực tế mà nói là cảnh tuỳ tâm chuyển.
Chúng ta thấy cảnh giới, thì có thể thấy tâm của một người. Ta vào nhà của một người bạn, nhìn trong gia đình của họ. Nếu sạch sẽ gọn gàng, gia đình này nhất định là gia đình hạnh phúc mỹ mãn. Còn nhìn thấy trong nhà họ rối loạn không sạch sẽ, thì biết được người trong nhà này biếng nhác, tự tư tự lợi, chỉ biết mình chứ không biết đến người khác. Chúng ta đều có thể nhận ra được.

Làm cách nào để chúng ta có thể thực hành được mọi người là người tốt, mọi việc là việc lành. Rối cuộc đây là cảnh giới gì? Tâm rất tốt, tâm đã thanh tịnh. Ngôn hành cử chỉ đã nói lên tâm của chúng ta. Trong tâm ta có tính toán, trong tâm có phân biệt, có chấp trước, biểu lộ ra chính là tính toán từng chút. Tâm địa thanh tịnh sẽ biểu lộ ra bình đẳng, nên mọi người đều là người tốt, mọi việc đều là việc lành. Việc xấu cũng như việc tốt. Như thế nào là việc xấu cũng thành việc tốt? Việc xấu là tập khí phiền não trong tâm của họ biểu lộ ra. Trong A lại da có, luôn để nó bộc phát ra. Khi tạo ra ác nghiệp, có ác báo, thì ác báo cũng là việc tốt. Vì sao? Đến đó để tiêu nghiệp. Tiêu hết nghiệp không phải đã thanh tịnh rồi sao? Cách nhìn không như nhau. Tam thiện đạo thì tiêu thiện nghiệp, tam ác đạo thì tiêu ác nghiệp. Trong tâm thanh tịnh thì thiện ác đều không có. Nên ta tạo nghiệp thiện thì thiện phải tiêu trừ. Tạo nghiệp ác thì ác phải tiêu trừ. Tất cả đều mất hết, tâm liền thanh tịnh. Như vậy mới có thể đến thế giới Cực Lạc. Người ở thế giới Cực lạc chỉ có tịnh nghiệp, thiện ác đều là nhiễm nghiệp. Nên trong lục đạo có thiện ác. Trong tứ thánh pháp giới không có thiện ác, nhưng có nhiễm tịnh. Họ là thanh tịnh.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment