Chân Tâm không phải tâm luân hồi, vọng tâm là tâm luân hồi.Tâm chuyển theo cảnh,tâm như thế vọng tâm

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
5 Views
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 388
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Nếu còn một chút gì không buông bỏ được, nó liền trở ngại nhất tâm, nhất niệm, không thể hiện tiền.
Tứ Thiếp Sớ nói rất cụ thể: “Tất cả nghiệp thân, miệng, ý của chúng sanh”, thân là những gì anh ta đã làm, miệng là những gì anh ta đã nói, ý là những gì anh ta suy nghĩ, giải và hành những gì anh ta tu tập. Giải là hiểu rõ lời dạy của chư Phật Bồ tát. Hành là gì? Theo đó để làm, thật tu.
“Cần dùng tâm chân thành để làm”, câu này rất cấp bách, thật tâm để làm. Thế nào là chân? Đưa ra một phương hướng ngược lại, quí vị đã hiểu rõ quí vị sẽ biết thế nào là chân. “Không được bên ngoài thì giả dạng hiền thiện tinh tấn”. Giả vờ, bên ngoài thì làm rất tốt, mạnh mẽ tinh tấn, nhưng bên trong thì thế nào? Không buông bỏ tự tư tự lợi, thị phi nhân ngã, tham, sân, si, mạn, nghi, tất cả những thứ này là giả. Bởi vậy nên giác ngộ, đừng mê lầm. Con người nên tự biết bản thân, những thứ như tham, sân, tà nguỵ, gian trá là những tánh ác, liệu đã buông bỏ được những tập tánh bất thiện chưa? Nếu chưa buông bỏ thì phải biết rằng, những tâm niệm như vậy đang chế tạo luân hồi trong sáu đường, luân hồi sáu đường vì thế mà hiện ra. Hư giả, tham sân tà nguỵ, gian trá trăm chiều là nguyên nhân để đưa đến luân hồi sáu đường. Nếu có những thứ này thì có sáu đường. Nếu không có niệm này thì quí vị đã vượt qua nó, quí vị đang dùng chân tâm, đó là vọng tâm, đó không phải là chân tâm. Những gì vọng tâm tạo ra đó là sáu đường, mười pháp giới. Chân tâm biến hiện ra, là cõi Thật báo trang nghiêm của chư Phật, Bồ tát, thế giới Cực lạc, thế giới Hoa tạng là chân tâm. Đại sư Huệ Năng minh tâm kiến tánh, vắt tắt chỉ bày nó ra. Hình dáng của chân tâm thế nào? Thanh tịnh. Đâu ngờ tự tánh vốn thanh tịnh, quí vị đã hiểu rồi, không thanh tịnh là vọng tâm. Thanh tịnh là chân tâm, chân tâm là không sanh không diệt. Niệm hiện tại của chúng ta, niệm trước vừa diệt, niệm sau liền sanh khởi, tâm sanh diệt như thế là giả, không phải chân, chân tâm là không sanh không diệt, chân tâm vốn không dao động. Dao động là gì? Chuyển động theo ngoại cảnh. Môi trường bên ngoài, nếu thuận theo ý mình thì nổi tâm tham, tham đắm. Nếu trái với ý muốn của mình thì ghét bỏ nó. Sáu căn của quí vị chạy theo môi trường bên ngoài sanh tham sân si mạn nghi, sanh ra thất tình ngũ dục, đây gọi là gì? Tâm chuyển theo cảnh, tâm như thế là vọng tâm. Chân tâm không chạy theo ngoại cảnh, chân tâm là biết được “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”. Bất luận là cảnh giới nào hiện ra, thì tâm ấy vẫn như như bất động, đó mới là chân tâm. Bởi thế chân tâm không phải tâm luân hồi, vọng tâm là tâm luân hồi. Khi vọng tâm làm chủ thì ba nghiệp thân khẩu ý đều là nghiệp luân hồi, quí vị không vượt ra khỏi luân hồi. Nếu quí vị thật sự chuyển được nó, tôi không còn chạy theo ngoại cảnh nữa, dùng tâm chân thành để làm việc. Chân thành với bản thân, chân thành với cuộc sống, công việc cũng phải chân thành, đối nhân tiếp vật chẳng điểu gì là không chân thành. Dùng tâm chân thành để niệm Phật cầu sanh tịnh độ, xin chúc mừng quí vị, quí vị đã thành công viên mãn trong đời sống này rồi, quí vị đã thành Phật rồi. Nếu ngoại hình quí vị làm ra vẻ không tệ, giống như một người Phật tử, nhưng tập khí phiền não bên trong không một chút thay đổi, đó là giả dối. Nói theo cách của Tứ Thiếp Sớ là “tánh ác khó đổi”. Hay nói theo Quát Hồ là “tánh ác kiên cố”. Nói trắng ra, anh ta đã sai lầm, anh ta cho đó là cách nhìn đúng đắn, làm rối loạn, làm sai lệch đi. Xã hội ngày nay, ai không giả dối? Nhưng quí vị nên dùng tâm chân thành đối đãi với họ, quí vị có thiệt thòi, có bị mắc lừa, kém cỏi, người xưa có câu: Người ngốc có phước của người ngốc. Bị thiệt thòi là có phước. Ý của câu nói này rất sâu sắc, có học vấn cao, có nhiều lí thuyết. Nói thẳng là họ không bị thiệt thòi, quả là họ không bị mắc lừa, anh ta có nhiều điều kiện, vì thế kiểu ngộ nhận này, tất cả đều chạy theo tập khí phiền não, đó là sự sai lầm. “Làm như rắn rết”, đây là những loại rắn độc thú dữ, toàn làm hại, không có một chút lợi ích. “Tuy khởi ba nghiệp, nhưng đều là cái thiện độc hại”. Bên ngoài tựa như toàn làm những việc tốt như bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, nhưng bên trong thì thế nào? Bên trong không dứt trừ được tham, sân, si, mạn, nghi, đây gọi là cái thiện dính độc, hay còn gọi là việc làm giả dối. Ai biết được? Phật, Bồ tát, quỉ thần. Bởi thế nó không được gọi là nghiệp chân thật, nó không phải chân thật, nó thực sự không phải là nghiệp thiện, đích thực nó là giả. Những hành động như thế người thế gian không thể biết được, họ chỉ đánh lừa được người thế gian, nhưng Phật, Bồ tát biết rất rõ, trời cao sẽ bắt những người này. Đây là những phương tiện chỉ cho chúng ta thấy tâm chân thành là thứ đáng quí, mỗi niệm không được quên nó, nếu quên nó thì vấn đề trở nên nghiêm trọng. Dứt khoát không sợ thiệt thòi, không sợ mắc lừa, không sợ bị hãm hại.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment