Luôn bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển, như vậy đâu được.Hoàn toàn không có chút công phu nào....

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
4 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 222
Chủ giảng: Pháp Sư
Tịnh Không.

Sức mạnh của tâm, nghiệp lực của mình, nghiệp lực không thể nghĩ bàn.
Đọc Kinh Địa Tạng quý vị đều rất rõ ràng, nghiệp lực từ đâu đến? Chính là do ta có ý thế gian. Ý thế gian, chúng ta dùng một câu đơn giản để nói, ta đối với thế gian này vẫn còn phân biệt, vẫn còn chấp trước, đây là ý thế gian. Không còn chấp trước, không còn phân biệt, thấy mọi người đều là người tốt, mọi việc đều là việc lành. Làm việc tốt cũng là việc tốt, làm việc xấu cũng là việc tốt, như vậy nghĩa là hoàn toàn buông bỏ ý thế gian, tâm thanh tịnh, không còn bị cảnh giới bên ngoài làm ô nhiễm. Cảnh giới bên ngoài vừa động, tâm mình liền động, như vậy rất thiệt thòi.
Bởi vậy những giáo huấn trong kinh điển lợi ích hơn bất kỳ điều gì. Chúng ta tu hành, mục đích của Tịnh độ tông, mục đích hiện tại là gì? Tu như thế nào? Là tu tâm thanh tịnh, tu tâm bình đẳng, tu tâm giác, tức trên đề kinh này nói: “thanh tịnh, bình đẳng, giác”. Cảnh duyên bên ngoài, chúng ta nói cảnh chính là hoàn cảnh vật chất, duyên là hoàn cảnh nhân sự. Hoàn cảnh vật chất và hoàn cảnh nhân sự, từng giờ từng phút đang nhiễu loạn ý niệm chúng ta, nhiễu loạn tâm thanh tịnh. Nó khiến ta khởi tâm động niệm, bất luận là thiện niệm hay ác niệm ta đã khởi tâm động niệm. Học như thế nào để có thể trong cảnh duyên không khởi tâm không động niệm, đây gọi là công phu. Không khởi tâm không động niệm, không phân biệt không chấp trước, người này là ai? Người này chính là thanh tịnh bình đẳng giác. Không chấp trước tâm thanh tịnh hiện tiền, không phân biệt tâm bình đẳng hiện tiền, không khởi tâm không động niệm tâm giác hiện tiền. Chúng ta tu hành có công phu gì? Cảnh giới bên ngoài vừa động, tâm chúng ta liền chuyển động theo, như vậy là sao? Hoàn toàn không có chút công phu nào, thông thường chúng ta gọi là không giữ được bình tĩnh. Luôn bị cảnh giới bên ngoài xuay chuyển, như vậy đâu được!
Chúng ta thấy có một số người tu hành rất tốt, từ đâu để nhận ra? Họ không bị cảnh giới bên ngoài xuay chuyển. Cảnh giới nhỏ giống như không có chuyện gì xảy ra, cảnh giới lớn đôi lúc động một chút, động một chút họ lập tức quay đầu. Đó là gì? Nó đang thử thách chúng ta. Tánh cảnh giác rất cao, sao ta lại động tâm? Sao lại bị cảnh giới chuyển? Lúc này phải sám trừ nghiệp chướng, dùng phương pháp gì để sám trừ? Niệm A Di Đà Phật sẽ sám trừ được nghiệp chướng. Bởi vậy trong tâm chỉ có Phật A Di Đà, ngoài Phật A Di Đà ra không còn ý niệm nào nữa. Như vậy là thành công, đã thành tựu tịnh nghiệp. Người thành tựu tịnh nghiệp có thể vãng sanh bất kỳ lúc nào, thật sự được tự tại.
Người có tin thật, nguyện thiết, “những chúng sanh này khi lâm chung đều được thấy ta”. Lời Phật A Di Đà nói là thật, không phải giả, khi lâm chung nhất định thấy Phật A Di Đà. Không những thấy Phật A Di Đà, mà Phật A Di Đà cùng với đại chúng trước sau vây quanh, họ đến tiếp dẫn ta.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment