Thế nào gọi là công phu. Không bị ngoại cảnh quấy nhiễu gọi là công phu. Bình thường không buông bỏ.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
20 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 560
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không

Những người tu hành chúng ta biết điều này, thế nào gọi là công phu? Không bị ngoại cảnh quấy nhiễu gọi là công phu.
Khi ngoại cảnh có mặt, phản ứng quấy nhiễu là gì? Hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ác, dục, đấy là phản ứng, ta bị nó quấy nhiễu. Khi cảnh giới này hiện ra ta yêu thích, là bị quấy nhiễu. Tâm vốn như nước như như bất động, làm sao lại bị gợn sóng? Vì đã yêu thích, hoặc ghét bỏ nó, lại bị nó quấy nhiễu. Hỉ, nộ, ai, lạc được gọi là thất tình, nghĩa là khi ta bị quấy nhiễu, chắc chắn nổi lên tác dụng của bảy loại này.
Hỉ, nộ, ai là bi ai, yêu thương nó, đau lòng. Lạc, cảm thấy vui thích, hoặc lo lắng, lo nghĩ. Hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ác, dục, chỉ cần nổi lên những phản ứng đó, liền chấp trước thủ tướng, đấy là hiện tượng gì? Đấy là dấu hiệu của lục đạo. Bởi thế có thất tình ngũ dục, ta sẽ không ra được luân hồi lục đạo.
Vãng sinh thế giới Cực lạc phương Tây, trong giây phút cuối cùng, sát na niệm Phật để vãng sinh đó, không có thất tình ngũ dục, thực sự được vãng sanh. Nếu vào giây phút đó, tuy tâm cũng niệm Phật, nhưng vẫn còn vướng bận, quý vị đi không dứt. Người niệm Phật không thể không hiểu điều này.
Mục tiêu duy nhất của người niệm Phật chúng ta, là mong cầu vãng sinh. Bây giờ với tất cả các tướng, chúng ta phải làm nhạt nó. Vấn đề này rất quan trọng, nghĩa là với chấp trước thủ tướng, càng lúc càng nhạt, khi đi chúng ta mới thực sự buông bỏ. Nếu với tất cả các tướng, vẫn còn quyến luyến, đến lúc gần mất Phật không thể đến, tại sao? Tình chấp quá nặng, tình chấp là chướng ngại, đoạn được tình chấp mới cảm ứng được với Phật. Bởi khi Phật đến tiếp dẫn, nhất niệm đó là tâm thanh tịnh ta sẽ vãng sanh, nếu tâm nhất niệm đó ô nhiễm sẽ không đi được. Đây chính là người niệm Phật nhiều, người vãng sinh rất ít. Không có chướng ngại, sẽ đi một cách tự tại. Công phu rèn luyện của họ đã thành thục, có nghĩa là họ thực sự buông bỏ.
Ở trước tôi đã nói với quí vị, đó là ở San Francisco. Phu nhân ông Cam nói với tôi, chồng của bà là Cam Lệ Sơ, là một danh tướng thời kháng chiến. Tôi biết ông đã từng lãnh đạo quân đội, khi mất được truy tặng Thượng tướng, người vợ về già sống ở San Francisco. Bà nói với tôi, bạn của bà, đó là một bà lão, niệm Phật, vãng sinh tự tại. Ngồi mà vãng sanh, những đồ tang, con cái, dâu rể, cháu chắt, bà tự may. Nghĩa là bà đã lo xong hậu sự, lo chu tất, để con cái của bà không phải lo nghĩ. Ở nước ngoài, bà không cho ai hay, khi nào đi cũng không biết, sáng hôm sau mới phát hiện, bà đã đi, thực sự buông bỏ. Bà đã thấy chư tướng không phải tướng, không còn một chút tình chấp. Quý vị xem, chuẩn bị chu đáo mọi thứ hậu sự, chuẩn bị rất chu đáo.
Rất cô đơn khi ở Mĩ, điều này những người đã sống ở Mĩ hiểu rất rõ. Những người trẻ tuổi đều đi làm, người già ở nhà, có trẻ con phải giữ, đứa lớn thì mang gửi trẻ, đưa đi học, người già ở nhà một mình. Ở nhà một mình, tôt nhất là niệm Phật, nhất tâm niệm Phật, không ai làm phiền. Nếu người già thấy quá tẻ nhạt, quá đơn điệu, vậy không còn cách nào. Người già thực tâm học Phật, đấy là nhân duyên thù thắng nhất để cầu vãng sinh.
Con cái đưa họ đến Mĩ để trông nom nhà cửa, tất nhiên có dụng ý của họ. Ơe Mĩ rất khó tìm người giúp việc, mẹ già đến Mĩ là để làm công. Bà cụ có trí tuệ, đấy là cơ duyên tốt nhất để niệm Phật, đây chính là sự hiếu thuận chân chính nhất của con cháu, nhưng con cái không nghĩ như thế. Bà thành tựu, bà thực sự vãng sinh.
Bởi thế, bình thường nên buông bỏ, bình thường không buông bỏ, lúc gần mất rất khó. Thời khắc lâm chung là lúc tử biệt sinh li, đây là việc cực kì đau khổ. Nỗi thống khổ ấy sẽ rơi vào tam ác đạo, không có phần trong thế giới Cực lạc. Bởi thế nhất định phải hiểu được, trong lục đạo, không có gì là thật, giữa người với người, nhất định được xem là gì? “Tất cả chúng sinh vốn là Phật”, mọi người là Phật, bây giờ trở thành thế này là do gì? Do nghiệp báo, nghiệp mỗi người không giống nhau.
Khi ý niệm chúng ta thay đổi, vấn đề sẽ được giải quyết, tâm bình đẳng có mặt, toàn là Phật. Bạn chịu khổ một tí, nghiệp chướng của bạn nặng. Họ sống thoải mái hơn, nghiệp chướng họ nhẹ. Họ tu thiện, bạn tạo nghiệp, tất cả đều là Phật, mọi người bình đẳng. Tất cả mọi người đều là Phật. Quán được như thế, mới hiểu được nghĩa lí trong Kinh Kim Cang, mới học được những gì trong Kinh Kim Cang, khiến nó khởi tác dụng trong sinh hoạt đời thường.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment