Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 579
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .
Chư Phật Bồ Tát biết được, nên dạy cho chúng ta định lực này, là căn bản tất cả thiện pháp của thế xuất thế gian. Bất luận học gì, học pháp thế xuất thế gian, chỉ cần dùng định tâm để học, đều có thể học thật tốt, học thành công. Tâm nông nổi dù người thầy có giỏi cách mấy cũng đành chịu, ta không thể tiếp thu. Tổ sư Ấn Quang nói thành kính, thành kính chính là định, công phu thành kính càng sâu thì định lực sẽ càng sâu.
Bởi vậy Đức Phật biết,“chư thiền định”, thiền định rất nhiều, có nhân thiên thiền định, thế gian thiền định. Trong kinh Đức Phật thường nói tứ thiền bát định, đây là thiền định thế gian. Quả báo của tứ thiền ở Tứ thiền thiên. Tứ thiền có 18 tầng trời gọi là sắc giới, tứ thiền định là nhân của sắc giới. Bát định còn có tứ không định, tứ không định là định của vô sắc giới, thâm sâu hơn tứ thiền. Định của nhân gian, cao nhất có thể giúp ta đến tầng trời thứ năm, tầng trời thứ sáu của dục giới. Trời dạ ma trở lên đều phải tu định công, không có định công không đến được đó, điều này Đức Phật đều biết. Ta tu định gì, công phu như thế nào, ta đi về đâu, ngài đều biết hết. Chỉ dựa vào phước báo thôi, không có định công, cao nhất chỉ sanh đến được Trời đao lợi. Nên Tứ vương thiên, Đao lợi thiên không cần tu định, tu phước là có thể đến đó được. Tu được phước báo lớn, nhân gian không có phước báo này, cõi trời có. Như vậy ta sẽ chọn lên cõi trời, không ở nhân gian.
Định có tà định, có chánh định. Yêu ma quỷ quái có định, A tu la và la sát cũng có định. Nếu không có định công, họ làm điều bất thiện cũng làm không thành công, đều phải có định. Chiến tranh là đánh trận gì? Đánh định lực của chủ soái hai quân, định lực người nào mạnh họ sẽ đánh thắng trận. Cho nên đại thiện đại ác họ cũng có định. Những điều này Phật Bồ Tát đều rõ ràng, cái gọi là “đạo cao một thước, ma cao một trượng”, nếu ma không có định làm sao được!
Phật có định có thể thắng ma, nhưng Phật không ở nhân gian, Phật ở thế giới tha phương. Ngày nay ma đến, định lực thông thường như chúng ta không địch lại, nên bị ma khống chế, phải gặp thiên tai. Nếu chúng ta thật sự tu hành theo Phật pháp, định lực của ta hơn họ, họ sẽ ra đi, tự nhiên xa rời.
Ngày nay chúng ta muốn cầu sanh thế giới Cực Lạc, không có định không được. Vấn đề phiền phức quá nhiều, nếu có định lực sẽ không bị ảnh hưởng. Định ở đâu? Định vào trong câu Phật hiệu, ngoài câu Phật hiệu này ra đều buông bỏ hết, sẽ không bị quấy nhiễu. Quấy nhiễu ta điều gì? Ta vẫn còn tham sân si mạn nghi thì họ quấy phá ta được. Nếu như không có tham sân si mạn nghi, họ đành chịu không có cách nào phá được. Tham sân si mạn nghi giống như đánh trận vậy, trong nhà chúng ta có nội gián, bên ngoài có cường địch, họ câu thông, chúng ta không còn cách nào khác. Bên trong tôi không có nội gián, bên ngoài dù lớn mạnh đến mấy cũng không công kích được. Nên cần phải đoạn tận tham sân si mạn nghi, buông bỏ tự tư tự lợi thì ma không làm gì được. Nếu ta còn tham sống sợ chết, thì ma có cách để phá. Ta không cần thân mạng này thì ma cũng hết cách, không quấy phá được họ sẽ không tìm đến nữa. Không những họ không hiếp đáp, mà còn rất tôn trọng, khâm phục chúng ta. Nếu thật sự buông được, biết được đâu là thật, đâu là giả, họ khâm phục chúng ta.
Thanh văn có thiền định của Thanh văn, Duyên giác có thiền định của Duyên giác, Bồ Tát có thiền định của Bồ Tát. Tám vạn bốn ngàn pháp môn là tám vạn bốn ngàn loại thiền định. Thiền định đều giống nhau, vì sao có tám vạn bốn ngàn loại? Tám vạn bốn ngàn phương pháp tu thiền định khác nhau. Như vậy ta nên biết rằng, ngày nay ta niệm câu A Di Đà Phật này, trì danh phải chăng là tu thiền định? Đúng vậy, chúng ta dùng phương pháp chấp trì danh hiệu để tu thiền định. Điều này trong Đại Tập Kinh Đức Phật nói rất rõ ràng: Niệm Phật là thiền định cao nhất. Trong kinh nói: “Thiền vô thượng thậm thâm vi diệu”. Đức Phật dùng câu này để nói, trì danh niệm Phật là thiền vô thượng thậm thâm vi diệu, nên có thể được định.
Sự nhất tâm bất loạn là đại định, lý nhất tâm bất loạn là minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Lý nhất tâm bất loạn sanh vào cõi thật báo trang nghiêm, cùng một cảnh giới với đại triệt đại ngộ trong Thiền tông, cũng ngang bậc với đại khai viên giải của Giáo môn. Công phu thành phiến là thiền định thấp nhất của người niệm Phật, thấp nhất nhưng chắc chắn được sanh Tịnh độ, vô cùng lợi ích! Công phu thành phiến là sao? Từ sáng đến tối trong tâm chỉ có Phật A Di Đà, ngoài Phật A Di Đà ra không hề có tạp niệm. Đây gọi là công phu thành phiến, là thiền định thấp nhất, niệm Phật tam muội là thấp nhất.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .
Chư Phật Bồ Tát biết được, nên dạy cho chúng ta định lực này, là căn bản tất cả thiện pháp của thế xuất thế gian. Bất luận học gì, học pháp thế xuất thế gian, chỉ cần dùng định tâm để học, đều có thể học thật tốt, học thành công. Tâm nông nổi dù người thầy có giỏi cách mấy cũng đành chịu, ta không thể tiếp thu. Tổ sư Ấn Quang nói thành kính, thành kính chính là định, công phu thành kính càng sâu thì định lực sẽ càng sâu.
Bởi vậy Đức Phật biết,“chư thiền định”, thiền định rất nhiều, có nhân thiên thiền định, thế gian thiền định. Trong kinh Đức Phật thường nói tứ thiền bát định, đây là thiền định thế gian. Quả báo của tứ thiền ở Tứ thiền thiên. Tứ thiền có 18 tầng trời gọi là sắc giới, tứ thiền định là nhân của sắc giới. Bát định còn có tứ không định, tứ không định là định của vô sắc giới, thâm sâu hơn tứ thiền. Định của nhân gian, cao nhất có thể giúp ta đến tầng trời thứ năm, tầng trời thứ sáu của dục giới. Trời dạ ma trở lên đều phải tu định công, không có định công không đến được đó, điều này Đức Phật đều biết. Ta tu định gì, công phu như thế nào, ta đi về đâu, ngài đều biết hết. Chỉ dựa vào phước báo thôi, không có định công, cao nhất chỉ sanh đến được Trời đao lợi. Nên Tứ vương thiên, Đao lợi thiên không cần tu định, tu phước là có thể đến đó được. Tu được phước báo lớn, nhân gian không có phước báo này, cõi trời có. Như vậy ta sẽ chọn lên cõi trời, không ở nhân gian.
Định có tà định, có chánh định. Yêu ma quỷ quái có định, A tu la và la sát cũng có định. Nếu không có định công, họ làm điều bất thiện cũng làm không thành công, đều phải có định. Chiến tranh là đánh trận gì? Đánh định lực của chủ soái hai quân, định lực người nào mạnh họ sẽ đánh thắng trận. Cho nên đại thiện đại ác họ cũng có định. Những điều này Phật Bồ Tát đều rõ ràng, cái gọi là “đạo cao một thước, ma cao một trượng”, nếu ma không có định làm sao được!
Phật có định có thể thắng ma, nhưng Phật không ở nhân gian, Phật ở thế giới tha phương. Ngày nay ma đến, định lực thông thường như chúng ta không địch lại, nên bị ma khống chế, phải gặp thiên tai. Nếu chúng ta thật sự tu hành theo Phật pháp, định lực của ta hơn họ, họ sẽ ra đi, tự nhiên xa rời.
Ngày nay chúng ta muốn cầu sanh thế giới Cực Lạc, không có định không được. Vấn đề phiền phức quá nhiều, nếu có định lực sẽ không bị ảnh hưởng. Định ở đâu? Định vào trong câu Phật hiệu, ngoài câu Phật hiệu này ra đều buông bỏ hết, sẽ không bị quấy nhiễu. Quấy nhiễu ta điều gì? Ta vẫn còn tham sân si mạn nghi thì họ quấy phá ta được. Nếu như không có tham sân si mạn nghi, họ đành chịu không có cách nào phá được. Tham sân si mạn nghi giống như đánh trận vậy, trong nhà chúng ta có nội gián, bên ngoài có cường địch, họ câu thông, chúng ta không còn cách nào khác. Bên trong tôi không có nội gián, bên ngoài dù lớn mạnh đến mấy cũng không công kích được. Nên cần phải đoạn tận tham sân si mạn nghi, buông bỏ tự tư tự lợi thì ma không làm gì được. Nếu ta còn tham sống sợ chết, thì ma có cách để phá. Ta không cần thân mạng này thì ma cũng hết cách, không quấy phá được họ sẽ không tìm đến nữa. Không những họ không hiếp đáp, mà còn rất tôn trọng, khâm phục chúng ta. Nếu thật sự buông được, biết được đâu là thật, đâu là giả, họ khâm phục chúng ta.
Thanh văn có thiền định của Thanh văn, Duyên giác có thiền định của Duyên giác, Bồ Tát có thiền định của Bồ Tát. Tám vạn bốn ngàn pháp môn là tám vạn bốn ngàn loại thiền định. Thiền định đều giống nhau, vì sao có tám vạn bốn ngàn loại? Tám vạn bốn ngàn phương pháp tu thiền định khác nhau. Như vậy ta nên biết rằng, ngày nay ta niệm câu A Di Đà Phật này, trì danh phải chăng là tu thiền định? Đúng vậy, chúng ta dùng phương pháp chấp trì danh hiệu để tu thiền định. Điều này trong Đại Tập Kinh Đức Phật nói rất rõ ràng: Niệm Phật là thiền định cao nhất. Trong kinh nói: “Thiền vô thượng thậm thâm vi diệu”. Đức Phật dùng câu này để nói, trì danh niệm Phật là thiền vô thượng thậm thâm vi diệu, nên có thể được định.
Sự nhất tâm bất loạn là đại định, lý nhất tâm bất loạn là minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Lý nhất tâm bất loạn sanh vào cõi thật báo trang nghiêm, cùng một cảnh giới với đại triệt đại ngộ trong Thiền tông, cũng ngang bậc với đại khai viên giải của Giáo môn. Công phu thành phiến là thiền định thấp nhất của người niệm Phật, thấp nhất nhưng chắc chắn được sanh Tịnh độ, vô cùng lợi ích! Công phu thành phiến là sao? Từ sáng đến tối trong tâm chỉ có Phật A Di Đà, ngoài Phật A Di Đà ra không hề có tạp niệm. Đây gọi là công phu thành phiến, là thiền định thấp nhất, niệm Phật tam muội là thấp nhất.
- Category
- Giảng Pháp
Comments