TĐ:296- Chúng ta phải học, học cách ở trong cảnh giới dùng chân tâm

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
158 Views
TĐ:296- Chúng ta phải học, học cách ở trong cảnh giới dùng chân tâm
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfoYDyd4deLiJiHReSbgi3LL&action_edit=1
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK - tập, 166
Thời gian từ: 00h24:39:20 - 00h28:36:08
1/Pháp Âm Tịnh Độ {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 = https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org/bai-dang-gan-day/tai-lieu-hoc-tap
2/Tịnh Độ Pháp Âm {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 =
https://onedrive.live.com/redir?resid=1611C15B57B62EB0!306&authkey=!ACHk9Nt5tgeLY5k&ithint=folder%2c
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw

Học Phật, tâm nhất định là thanh tịnh. Vì sao vậy? Quí vị không dùng tư tưởng. Dùng tư tưởng tâm không thanh tịnh, không dùng tư tưởng là tâm thanh tịnh, tương ưng với nguyên tắc mà trong đề kinh này giảng. Quí vị xem tâm thanh tịnh của quí vị hiện tiền. Công phu sâu một chút tâm bình đẳng liền hiện tiền. Tâm thanh tịnh hiện tiền, nói cho quí vị rằng là tiểu ngộ. Tâm bình đẳng hiện tiền là đại ngộ. Giác sau đó là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh rồi, đạo lý này nên hiểu, lúc hiểu rồi kinh còn nên nghe nữa hay không? Nên nghe, đã biết nghe. Kinh có nên đọc nữa hay không? Biết đọc rồi. Phải đọc, ngày ngày phải đọc, không dùng tâm ý thức. Không dùng tâm ý thức, quí vị kiên cố bất động. Quí vị nên giữ vững điều này. Giả là thời gian, thời gian dài ngắn mỗi người một khác, căn tánh của mỗi người không đồng, mỗi người kiên cố bất động không đồng, năng lực này khác nhau, trình độ đều khác nhau. Thực sự có ý chí, quyết tâm lớn như vậy, tôi nhất định phải kiên trì. Đây thuộc về trì giới, tâm chúng ta trong bất cứ cảnh giới nào, không nên bị cảnh giới quấy nhiễu. Tâm đó là tâm gì? Chân tâm. Sẽ bị cảnh giới bên ngoài quấy nhiễu là vọng tâm. Chúng ta phải học, học cách ở trong cảnh giới dùng chân tâm. Đầu tiên trong việc nghe kinh, đọc kinh, học trong những việc này, sau đó học được cũng kha khá rồi, ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày, mặc áo ăn cơm, công việc đối đãi, trong những việc này phải dùng được nó, không phân biệt, không chấp trước. Không phân biệt thì tư không còn nữa, không chấp trước thì tưởng không còn nữa. Chúng ta dùng hai chữ tư tưởng này mọi người sẽ dễ hiểu. Thuật ngữ Phật Giáo là thức thứ sáu và thức thứ bảy. Thức thứ sáu là tư, thức thứ bảy là tưởng, không dùng tư tưởng, tâm thanh tịnh mới có thể hiện tiền. Tâm thanh tịnh sanh trí tuệ, sanh tiểu trí tuệ, tâm bình đẳng sanh đại trí tuệ. Vậy nếu thực sự triệt ngộ rồi, giác ngộ rồi, đại triệt đại ngộ, trong tự tánh quí vị trí tuệ vốn có sẵn hoàn toàn hiện tiền, vậy là không khác gì Phật cả.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment