Ở thế giới tây phương Cực Lạc, nhất định quý vị tìm không thấy tế bào vi khuẩn đó, ko thấy độc bệnh

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
6 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 493
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không

Khi chúng ta hiểu rõ vấn đề này phải đặc biệt coi trọng.
Chúng ta nhất định phải nổ lực hành thiện, hành thiện chính là phải đoạn ác, đoạn trừ tất cả những khuyết điểm tập khí của chúng ta. Chúng ta không thể không biết điều kiện vãng sanh thật sự, điều kiện thật sự không phải là hình thức, Đức Phật nói một cách rõ ràng: “Tâm tịnh tức cõi Phật tịnh”.
Trong Kinh Vô Lượng Thọ đã đưa ra điều kiện này, có ba bậc: Tâm thanh tịnh sanh vào cõi phàm thánh đồng cư. Tâm bình đẳng sanh vào cõi phương tiện hữu dư. Sau cùng là giác, tức đại triệt đại ngộ, sanh vào cõi thật báo trang nghiêm. Quý vị xem điều kiện vãng sanh đều nói rõ ràng trên đề kinh. Hai điều kiện sau chúng ta không đạt được, nhưng phải đạt được điều kiện đầu tiên, tức là nhất định phải có tâm thanh tịnh. Phương pháp tu tâm thanh tịnh chúng tôi cũng có nói rất nhiều lần, thanh tịnh nhất là gì? A Di Đà Phật thanh tịnh nhất. Câu danh hiệu A Di Đà Phật này trong lục đạo không có, trong mười pháp giới cũng không có, trong cõi nước của ba đời mười phương Chư Phật cũng không có, ở đâu có? Thế giới tây phương Cực Lạc có, nơi Phật A Di Đà có. Bởi thế niệm câu A Di Đà Phật này chính là tương ưng với thế giới tây phương Cực Lạc. Thế giới tây phương là Tịnh độ, là Tịnh độ thù thắng nhất trong Tịnh độ của tất cả chư Phật. Niệm câu A Di Đà Phật này là tu Tịnh độ thù thắng nhất.
Hiện nay chúng ta tu Tịnh độ có vấn đề, vấn đề ở đâu? Tạp niệm quá nhiều. Bởi vậy chúng ta nên tính bài toán này, một ngày 24 tiếng, chúng ta niệm A Di Đà Phật bao nhiêu tiếng, và bao nhiêu tiếng là tạp niệm. Nếu chúng ta niệm Phật nhiều hơn tạp niệm là đang hướng về Tịnh độ, còn như tạp niệm nhiều hơn niệm Phật, thì trong đời này vãng sanh có vấn đề, không chắc chắn được vãng sanh. Một ngày 24 tiếng, chúng ta niệm Phật trên 12 tiếng, không nhất định phải niệm bằng miệng, trong lòng có niệm là được.
Trong kinh nói rất rõ ràng: Nhớ Phật niệm Phật, hiện tại đương lai nhất định thấy Phật. Nhớ Phật là trong tâm ta có Phật, luôn nhớ nghĩ đến Phật, trong tâm có Phật. Tuy miệng không niệm, nhưng trong tâm luôn có Phật, như vậy gọi là niệm Phật, niệm Phật là trong tâm có Phật. Trong lòng không có Phật, chỉ niệm bằng miệng không được, vô ích.
Ở thế giới tây phương Cực Lạc, nhất định quý vị tìm không thấy tế bào vi khuẩn đó, chắc chắn tìm không thấy độc bệnh, vì sao vậy? Vì Phật A Di Đà không có những tạp niệm này. Người vãng sanh Cực Lạc, ngày ngày tiếp thu giáo huấn của Phật A Di Đà, đều ở đó học tập kinh điển, không có tạp niệm, ác niệm tiêu diệt, chỉ thuần túy là chánh niệm, là thiện niệm, là Phật niệm, đạo lý chính là như vậy. Do đó chúng ta lại thấu hiểu thêm một vấn đề, muốn cho con người ở thế gian này sống mạnh khỏe, hạnh phúc, an vui, phương pháp gì có thể thực hiện được? Là dạy học. Cổ nhân rất thông minh: “Kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên”. Dạy điều gì? Dạy luân thường, dạy đạo đức, dạy nhân quả, dạy giáo huấn của thánh hiền, chắc chắn thực hiện được. Trong này có nguyên lý nguyên tắc chung, chính là ý niệm thay đổi được tất cả, không phải ở bên ngoài mà chính ngay trong bản thân mình. Chúng ta hiểu được đạo lý này, nhất định phải làm chủ bản thân, bất cứ lúc nào nơi nào cũng không để mình khởi lên một ác niệm. Vì sao vậy? Vì ta muốn mạnh khỏe, muốn hạnh phúc và ta muốn được an vui, không phải tìm đâu bên ngoài, mà tìm ngay trong bản thân mình. Tâm tốt không có gì không tốt, còn như tâm không tốt, không có phương pháp nào điều hòa được nó. Vì sao vậy? Vì tâm đã hư hỏng, nên phải xuay chuyển tâm này.
Học Phật không có mục đích gì khác, trước đây thầy Lý dạy chúng tôi học Phật là gì? Là sửa tâm! Sửa đổi tâm bất thiện thành thuần tịnh thuần thiện, đây gọi là học Phật. Nó đem đến cho chúng ta hạnh phúc an lạc cứu cánh viên mãn.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment