Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 180 - 287
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Một phương hướng là thế giới tây phương Cực Lạc, một mục tiêu là thân cận Phật A Di Đà. Đây chính là đi vào cửa đạo, phát tâm làm đầu, đây mới gọi là chân tâm.
Buông bỏ thế giới này, buông bỏ những vẫn chưa vãng sanh, chưa đi là tùy duyên, điều này quan trọng. Tùy duyên nghĩa là sao cũng được, kết thiện duyên, kết pháp duyên với người khác, không kết ác duyên. Gặp nghịch cảnh, gặp ác duyên, người này hủy báng tôi, sỉ nhục tôi, hãm hại tôi, tôi nhìn họ với thái độ nào? Ta thấy họ đều là người tốt, họ đều là Phật Bồ Tát, chỉ là nhất thời hồ đồ, không được để trong lòng. Còn niệm Phật A Di Đà hồi hướng cho họ, đợi sau khi ta thành Phật lại trở về độ họ, không hề có tâm oán hận. Nếu còn chút oán hận nào, không thể đến được thế giới Cực Lạc, vì sao vậy? Vì đó không phải là tâm bồ đề. Tâm thanh tịnh sanh trí tuệ không sanh phiền não, quý vị có một chút phiền não tức biết rằng tâm mình không thanh tịnh, tâm mình bị nhiễm ô. Phải giữ tâm thanh tịnh, tuyệt đối không bị ô nhiễm. Ở xã hội này, bất luận những thiệt thòi, hay bị lừa gạt đều bỏ qua hết, tuyệt đối không để trong lòng. Trong tâm chỉ có một câu Phật hiệu, ý niệm chỉ có một phương hướng là đúng.
“Tu hành là điều cấp bách, trước tiên phải lập nguyện”, lập nguyện giống như tỳ kheo Pháp Tạng vậy, nhất định phải phát nguyện. “Cho nên Bồ Tát Pháp Tạng, sau khi phát tâm vô thượng bồ đề, kỳ kết đại nguyện”, kỳ là cầu xin. “Kết được đại nguyện, hơn hẳn vô số cõi Phật, cho nên thỉnh cầu Thế Tôn diễn nói kinh pháp”. Diễn ý nghĩa rất hay, diễn không phải nói, diễn là hiển thị thành quả tu hành của mười phương Chư Phật, để Bồ Tát Pháp Tạng xem.
“Đại ý của đoạn này là, ngày nay lúc con hành Bồ Tát đạo, đã phát tâm vô thượng bồ đề, nguyện thành Phật, nguyện tất cả đều giống như Phật. Cho nên thỉnh cầu Thế Tôn vì con rộng nói kinh pháp, con xin tín phụng, như pháp tu hành. Nguyện vĩnh viễn lìa xa tất cả gốc khổ sanh tử, gọi là sanh tử cực khổ, lại không nghỉ ngơi, nên gọi là cần khổ”. Nếu ta nghĩ thông suốt vấn đề này, quý vị sẽ thấy rất đáng thương, vì sao vậy? Ở đây đã chết, mấy ngày sau lại đầu thai, lại sanh, sanh rồi lại chết, chết rồi lại sanh. Cứ sanh tử như vậy, sanh tử vĩnh viễn không dứt, quý vị nói đáng thương biết bao, không bao giờ dứt, mà mỗi chúng sanh thân gì đều cũng đã từng chịu. Quá khứ quý vị ở cõi trời có thể từng làm thiên vương, nhưng không nhớ. Có thể quý vị cũng từng làm Long vương, cũng có thể từng làm quỷ vương. Cõi trời nhân gian, địa ngục A tỳ, tất cả đều đã đi qua. Chỉ là vừa đầu thai là không còn nhớ gì nữa, quên hết. Nếu ta tu định, đạt được định công, trong định có thể phát thần thông đạt được túc mạng thông, quý vị sẽ biết tất cả, biết hết tất cả những việc trong nhiều đời quá khứ.
Đứng trên phương diện Tôn giáo để nói, quý vị nói Đạo Cơ đốc không tốt, trong đời quá khứ quý vị là tín đồ đạo Cơ đốc. Quý vị nói Hồi Giáo không tốt, có thể trong đời quá khứ quý vị làm giáo sĩ Hồi Giáo. Mọi quốc gia ta đều từng ở, mọi dân tộc ta đều có phần. Thật sự hiểu rõ ràng minh bạch, đến đường súc sanh, đường ngạ quỷ đều là người một nhà, quan hệ với chúng ta mật thiết biết bao. Chỉ là đời này khi đầu thai, vì mê muội nên quên toàn bộ chuyện trong quá khứ.
Trong kinh Đức Phật nói không sai: Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta. Nam nữ này bao gồm đường súc sanh, bao gồm đường ngạ quỷ, bao gồm đường địa ngục. Thấy rõ ràng minh bạch rồi, tâm từ bi mới sanh khởi được. Thấu triệt chân tướng sự thật, chúng ta đời đời kiếp kiếp có mối quan hệ thâm sâu như thế. Lại xem từ trong kinh điển đại thừa sẽ hiểu, chúng ta vốn là nhất thể. Một tự tánh thanh tịnh viên minh thể, biến hiện ra vô lượng vô biên pháp giới.
Trên thực tế, vô lượng vô biên pháp giới, nó có liên hệ của tin tức, giống như sóng điện, mạng internet vậy. Tất cả chúng sanh khắp biến pháp giới hư không giới, đều không tách rời khỏi mạng này, nhổ một sợi lông mà động toàn thân. Khi chúng ta khởi lên một ý niệm, biến pháp giới hư không giới đều nhận được. Bất cứ chúng sanh nào, đến sơn hà đại địa đều truyền tin tức, pháp thân Bồ Tát hoàn toàn thấu triệt. Thập pháp giới, đặc biệt là lục đạo, mê thất chân tướng sự thật. Vì thế trong kinh Đức Phật nói: Cần khổ lục đạo. Quý vị làm một cách rất tinh cần, đều tạo những nghiệp này. Nghiệp có quả báo, nghiệp nhân quả báo vĩnh viễn tương tục, không có ngày ra khỏi.
“Muốn trừ quả khổ sanh tử, nên nhổ sạch gốc của nó”. Gốc của luân hồi lục đạo là gì? “Gốc này tức các hoặc kiến tư, trần sa, vô minh”. Đây là điều trong kinh Đức Phật thường nói, trong Kinh Hoa Nghiêm nói vọng tưởng phân biệt chấp trước. Chấp trước là kiến tư, phân biệt là trần sa, vọng tưởng là vô minh. Danh từ không giống nhau, nhưng nói cùng một vấn đề. Chúng ta phải trừ tận gốc sanh tử luân hồi.
Tập 180 - 287
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Một phương hướng là thế giới tây phương Cực Lạc, một mục tiêu là thân cận Phật A Di Đà. Đây chính là đi vào cửa đạo, phát tâm làm đầu, đây mới gọi là chân tâm.
Buông bỏ thế giới này, buông bỏ những vẫn chưa vãng sanh, chưa đi là tùy duyên, điều này quan trọng. Tùy duyên nghĩa là sao cũng được, kết thiện duyên, kết pháp duyên với người khác, không kết ác duyên. Gặp nghịch cảnh, gặp ác duyên, người này hủy báng tôi, sỉ nhục tôi, hãm hại tôi, tôi nhìn họ với thái độ nào? Ta thấy họ đều là người tốt, họ đều là Phật Bồ Tát, chỉ là nhất thời hồ đồ, không được để trong lòng. Còn niệm Phật A Di Đà hồi hướng cho họ, đợi sau khi ta thành Phật lại trở về độ họ, không hề có tâm oán hận. Nếu còn chút oán hận nào, không thể đến được thế giới Cực Lạc, vì sao vậy? Vì đó không phải là tâm bồ đề. Tâm thanh tịnh sanh trí tuệ không sanh phiền não, quý vị có một chút phiền não tức biết rằng tâm mình không thanh tịnh, tâm mình bị nhiễm ô. Phải giữ tâm thanh tịnh, tuyệt đối không bị ô nhiễm. Ở xã hội này, bất luận những thiệt thòi, hay bị lừa gạt đều bỏ qua hết, tuyệt đối không để trong lòng. Trong tâm chỉ có một câu Phật hiệu, ý niệm chỉ có một phương hướng là đúng.
“Tu hành là điều cấp bách, trước tiên phải lập nguyện”, lập nguyện giống như tỳ kheo Pháp Tạng vậy, nhất định phải phát nguyện. “Cho nên Bồ Tát Pháp Tạng, sau khi phát tâm vô thượng bồ đề, kỳ kết đại nguyện”, kỳ là cầu xin. “Kết được đại nguyện, hơn hẳn vô số cõi Phật, cho nên thỉnh cầu Thế Tôn diễn nói kinh pháp”. Diễn ý nghĩa rất hay, diễn không phải nói, diễn là hiển thị thành quả tu hành của mười phương Chư Phật, để Bồ Tát Pháp Tạng xem.
“Đại ý của đoạn này là, ngày nay lúc con hành Bồ Tát đạo, đã phát tâm vô thượng bồ đề, nguyện thành Phật, nguyện tất cả đều giống như Phật. Cho nên thỉnh cầu Thế Tôn vì con rộng nói kinh pháp, con xin tín phụng, như pháp tu hành. Nguyện vĩnh viễn lìa xa tất cả gốc khổ sanh tử, gọi là sanh tử cực khổ, lại không nghỉ ngơi, nên gọi là cần khổ”. Nếu ta nghĩ thông suốt vấn đề này, quý vị sẽ thấy rất đáng thương, vì sao vậy? Ở đây đã chết, mấy ngày sau lại đầu thai, lại sanh, sanh rồi lại chết, chết rồi lại sanh. Cứ sanh tử như vậy, sanh tử vĩnh viễn không dứt, quý vị nói đáng thương biết bao, không bao giờ dứt, mà mỗi chúng sanh thân gì đều cũng đã từng chịu. Quá khứ quý vị ở cõi trời có thể từng làm thiên vương, nhưng không nhớ. Có thể quý vị cũng từng làm Long vương, cũng có thể từng làm quỷ vương. Cõi trời nhân gian, địa ngục A tỳ, tất cả đều đã đi qua. Chỉ là vừa đầu thai là không còn nhớ gì nữa, quên hết. Nếu ta tu định, đạt được định công, trong định có thể phát thần thông đạt được túc mạng thông, quý vị sẽ biết tất cả, biết hết tất cả những việc trong nhiều đời quá khứ.
Đứng trên phương diện Tôn giáo để nói, quý vị nói Đạo Cơ đốc không tốt, trong đời quá khứ quý vị là tín đồ đạo Cơ đốc. Quý vị nói Hồi Giáo không tốt, có thể trong đời quá khứ quý vị làm giáo sĩ Hồi Giáo. Mọi quốc gia ta đều từng ở, mọi dân tộc ta đều có phần. Thật sự hiểu rõ ràng minh bạch, đến đường súc sanh, đường ngạ quỷ đều là người một nhà, quan hệ với chúng ta mật thiết biết bao. Chỉ là đời này khi đầu thai, vì mê muội nên quên toàn bộ chuyện trong quá khứ.
Trong kinh Đức Phật nói không sai: Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta. Nam nữ này bao gồm đường súc sanh, bao gồm đường ngạ quỷ, bao gồm đường địa ngục. Thấy rõ ràng minh bạch rồi, tâm từ bi mới sanh khởi được. Thấu triệt chân tướng sự thật, chúng ta đời đời kiếp kiếp có mối quan hệ thâm sâu như thế. Lại xem từ trong kinh điển đại thừa sẽ hiểu, chúng ta vốn là nhất thể. Một tự tánh thanh tịnh viên minh thể, biến hiện ra vô lượng vô biên pháp giới.
Trên thực tế, vô lượng vô biên pháp giới, nó có liên hệ của tin tức, giống như sóng điện, mạng internet vậy. Tất cả chúng sanh khắp biến pháp giới hư không giới, đều không tách rời khỏi mạng này, nhổ một sợi lông mà động toàn thân. Khi chúng ta khởi lên một ý niệm, biến pháp giới hư không giới đều nhận được. Bất cứ chúng sanh nào, đến sơn hà đại địa đều truyền tin tức, pháp thân Bồ Tát hoàn toàn thấu triệt. Thập pháp giới, đặc biệt là lục đạo, mê thất chân tướng sự thật. Vì thế trong kinh Đức Phật nói: Cần khổ lục đạo. Quý vị làm một cách rất tinh cần, đều tạo những nghiệp này. Nghiệp có quả báo, nghiệp nhân quả báo vĩnh viễn tương tục, không có ngày ra khỏi.
“Muốn trừ quả khổ sanh tử, nên nhổ sạch gốc của nó”. Gốc của luân hồi lục đạo là gì? “Gốc này tức các hoặc kiến tư, trần sa, vô minh”. Đây là điều trong kinh Đức Phật thường nói, trong Kinh Hoa Nghiêm nói vọng tưởng phân biệt chấp trước. Chấp trước là kiến tư, phân biệt là trần sa, vọng tưởng là vô minh. Danh từ không giống nhau, nhưng nói cùng một vấn đề. Chúng ta phải trừ tận gốc sanh tử luân hồi.
- Category
- Giảng Pháp
Comments