Học Phật, thứ nhất là học thanh tịnh, không phan duyên, không nhiều chuyện. Xã hội bây giờ, phim ảnh, internet quấy nhiễu lòng người, họ có quyền mỗi ngày đưa tin, tôi cũng có quyền không tiếp nhận, tôi có thể không xem, mười mấy năm không xem phim, chưa bao giờ tiếp xúc internet, ngay cả điện thoại tôi cũng buông bỏ. Cho nên tôi rất ít có điện thoại, người ta tìm không thấy tôi, tôi cũng không cho người khác gọi điện cho tôi. Vì sao vậy? Niệm Phật là tốt nhất, ít nói lời vô ích. Niệm Phật là thật, làm bất cứ chuyện gì cũng là giả.
Cho nên chúng ta không để mất hạt giống Phật. Hạt giống Phật ở đâu? Hạt giống Phật ở trong tâm của chúng ta. Hạt giống Phật chính là ta, chỉ cần quý vị có duyên gặp được Phật pháp, thì quý vị là hạt giống Phật. Quý vị có thể bồi dưỡng tốt hạt giống Phật này, thì chánh pháp trụ thế lâu dài, Phật pháp không bị mất đi. Nếu mình không siêng năng học tập, Phật pháp sẽ diệt vong, hạt giống Phật sẽ tiêu mất. Điều này chúng ta chẳng thể không biết.
Tu hành quan trọng nhất là tâm, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm giác ngộ. Thanh tịnh là không mảy may nhiễm trước. Nhất định phải hiểu “thiên hạ vốn vô sự, kẻ tầm thường tự quấy rối mình”. Kẻ tâm thường là gì? là kẻ mê mờ, điên đảo, tự mình tìm đến phiền não, tự sanh phiền não. Không có phiền não, phiền não ở đâu? Quý vị cố gắng đi tìm, khẳng định rốt cuộc cũng không tìm thấy phiền não. Cho nên phiền não là giả, không phải thật. Thật thì quý vị đã tìm thấy nó rồi, vì giả nên không tìm thấy, là do nhất thời mê mờ mà tạo thành. Giác ngộ rồi thì không còn nữa. Giữ tâm thanh tịnh. Giữ tâm vô sự, trong tâm của quý vị vốn không việc gì. Không được phan duyên, không được gây sự.
Dùng tâm thanh tịnh niệm Phật, nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật, đây là việc lớn, đây là việc quan trọng nhất, các việc khác đều buông bỏ. Người xưa bảo chúng ta: “biết nhiều chuyện thì nhiều phiền não”. Bảo chúng ta đừng nên nhiều chuyện, nhiều chuyện thì tâm quý vị không thanh tịnh, làm mất đi tâm thanh tịnh của quý vị. Tâm thanh tịnh là tâm Phật, tâm nhiểm ô là tâm luân hồi. Cũng không nên quen biết quá nhiều người, dùng tâm bình thường đối đãi với hết thảy mọi người và mọi việc. Tâm bình đẳng là chân tâm. Bình là bình đẳng, thường là mãi mãi không thay đổi.
Giữ gìn giới luật, giữ gìn luân thường đạo đức.
Cho nên chúng ta không để mất hạt giống Phật. Hạt giống Phật ở đâu? Hạt giống Phật ở trong tâm của chúng ta. Hạt giống Phật chính là ta, chỉ cần quý vị có duyên gặp được Phật pháp, thì quý vị là hạt giống Phật. Quý vị có thể bồi dưỡng tốt hạt giống Phật này, thì chánh pháp trụ thế lâu dài, Phật pháp không bị mất đi. Nếu mình không siêng năng học tập, Phật pháp sẽ diệt vong, hạt giống Phật sẽ tiêu mất. Điều này chúng ta chẳng thể không biết.
Tu hành quan trọng nhất là tâm, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm giác ngộ. Thanh tịnh là không mảy may nhiễm trước. Nhất định phải hiểu “thiên hạ vốn vô sự, kẻ tầm thường tự quấy rối mình”. Kẻ tâm thường là gì? là kẻ mê mờ, điên đảo, tự mình tìm đến phiền não, tự sanh phiền não. Không có phiền não, phiền não ở đâu? Quý vị cố gắng đi tìm, khẳng định rốt cuộc cũng không tìm thấy phiền não. Cho nên phiền não là giả, không phải thật. Thật thì quý vị đã tìm thấy nó rồi, vì giả nên không tìm thấy, là do nhất thời mê mờ mà tạo thành. Giác ngộ rồi thì không còn nữa. Giữ tâm thanh tịnh. Giữ tâm vô sự, trong tâm của quý vị vốn không việc gì. Không được phan duyên, không được gây sự.
Dùng tâm thanh tịnh niệm Phật, nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật, đây là việc lớn, đây là việc quan trọng nhất, các việc khác đều buông bỏ. Người xưa bảo chúng ta: “biết nhiều chuyện thì nhiều phiền não”. Bảo chúng ta đừng nên nhiều chuyện, nhiều chuyện thì tâm quý vị không thanh tịnh, làm mất đi tâm thanh tịnh của quý vị. Tâm thanh tịnh là tâm Phật, tâm nhiểm ô là tâm luân hồi. Cũng không nên quen biết quá nhiều người, dùng tâm bình thường đối đãi với hết thảy mọi người và mọi việc. Tâm bình đẳng là chân tâm. Bình là bình đẳng, thường là mãi mãi không thay đổi.
Giữ gìn giới luật, giữ gìn luân thường đạo đức.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments