Phật pháp nhất định phải kế thừa,Thầy giáo là then chốt. Nên phải nương tựa Thầy.Điều này quan trọng

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
6 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 485
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không

Định cộng giới, định là tâm địa thanh tịnh bình đẳng, những quy củ này chưa học qua, nhưng tự nhiên phù hợp. Nên đế lý rất quan trọng, không được tùy tình chấp, vọng tình của bản thân. Tùy thuận vọng tình gọi là bất phản nội giác, không biết hồi quang phản chiếu, không biết phản cầu chư kỷ, như vậy đều gọi là ngoại đạo. Nên phạm vi ngoại đạo của Phật pháp vô cùng rộng lớn.
Từ xưa đến nay, biết bao nhiêu người học Phật, kết quả biến thành ngoại đạo, nhưng bản thân họ đều không biết. Bản thân hiện tại không biết, sau khi chết rồi sẽ biết, vì sao vậy? Vì sau khi chết họ không phải ở bên Phật. Thật sự tu giỏi, có công phu, họ ở với ma, ở với yêu quái. Yêu ma quỷ quái ở với họ, đó là loại nào? Nổi tiếng nhất là Tu La và La Sát, họ đi vào đó, họ đi lệch đường.
Ở đây chúng ta phải ghi nhớ hai câu nói của Đức Thế Tôn: Phật pháp vô nhân thuyết, tuy trí mạc năng giải. Hai câu này rất quan trọng! Nên Phật pháp nhất định phải kế thừa, thầy giáo là then chốt. Khi mới học Phật không biết chánh tà, không biết thật giả, không có năng lực phân biệt, nên phải nương tựa thầy. Thầy chọn lựa cho quý vị, thầy chỉ đường cho quý vị, điều này quá quan trọng.
Học thuật pháp thế xuất thế của phương đông, không ai không chú trọng sự truyền thừa. Ngạn ngữ ngày xưa nói: Thầy hay dạy được trò giỏi, pháp thế gian cũng như vậy. Vậy chúng ta chọn thầy, chọn pháp môn, điều này phải cần đến trí tuệ. Bản thân không có năng lực chọn, thì nên thân cận thiện tri thức, thầy giáo sẽ kiến nghị cho chúng ta. Dạy chúng ta nên cân nhắc chọn lựa như thế nào, hoặc là đưa ra hai ba loại để chúng ta tự tham khảo. Chúng ta lựa chọn xong, xem thầy có đồng ý hay không? Là một thầy giáo tốt, họ có đức hạnh, có tu hành, là người từng trải qua, nên kinh nghiệm rất phong phú. Như vậy chúng ta bớt đi rất nhiều đường vòng, điều này quan trọng hơn bất kỳ điều gì!
Ở đây nói bất phản nội giác, phản là hồi đầu, hướng vào trong cầu, không hướng bên ngoài cầu. Các bậc tổ tông dạy chúng ta: Hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ, chính là ý này, đây là trí tuệ chân thật ! Thánh hiền thế gian như thế, Phật cũng như thế.
Đại Trang Nghiêm Pháp Môn Kinh nói: Văn Thù Sư Lợi hỏi Kim Sắc Nữ, ai là ngoại đạo? Kim Sắc Nữ nói: Ư tha tà thuyết, tùy thuận nhẫn thọ, thị danh ngoại đạo. Đây là Kim Sắc Nữ trả lời Bồ Tát Văn Thù. Như người xưa nói đây là lời đồn đại, không phải là ý này sao? Đạo là con đường, là những gì người đi ngoài đường nói, chúng ta nghe rồi tin tưởng, liền tùy thuận tuyên dương, đây là ngoại đạo. Vì sao vậy ? Vì tin tức nghe được một cách tùy tiện, không có trí tuệ để lựa chọn, như vậy là sai.
Nghe được rất nhiều tin tức, nhất định phải có trí tuệ để chọn lựa đâu là thật ? Đâu là giả ? Đâu là có lợi ? Đâu là có hại ? Đây đều phải thông qua trí tuệ. Đâu là đáng tin ? Đâu là không đáng tin? Đâu là đáng để làm theo ? Đâu là không đáng làm ? Người truyền tin tức không sai, chúng ta phải dùng trí tuệ để chọn lựa là đúng. Chúng ta không có trí tuệ, tin tưởng tùy tiện gọi là nghe và tin lời đồn đại. Sau này chịu quả báo bất thiện, quý vị không thể trách người đưa tin đồn, chỉ trách bản thân hồ đồ, không có trí tuệ để chọn lựa, đây là chính xác.
Người đưa tin tức, có người có tâm, có người vô tâm. Có tâm truyền những tin bất thiện, khiến quý vị tạo tội nghiệp, như vậy là có tội. Vô tâm truyền tin tức, quý vị cũng tiếp nhận, cũng tạo bất thiện, đối với họ mà nói họ là sơ suất, họ là sai lầm không phải tội. Có tâm là tội, vô tâm là sai lầm, sơ suất là nhẹ, tội mới nặng. Họ không phải hại quý vị. Nhưng trách nhiệm phải tự mình gánh vác, vì sao vậy? Vì quyền quyết định sau cùng là quý vị, không phải họ, nên bản thân quý vị phải chịu trách nhiệm, không được đẩy trách nhiệm cho người khác, đẩy cho người khác là sai.
Đặc biệt quý vị là người lãnh đạo của một đoàn thể, trách nhiệm càng lớn, càng phải dè dặt cẩn thận. Người lãnh đạo mọi người, sao có thể không có trí tuệ? Người lãnh đạo làm sao có thể tâm không thanh tịnh được? Ở địa vị lãnh đạo không cần năng lực, điều này ông Tôn Trung Sơn nói rất hay: Người lãnh đạo có quyền, người cấp dưới có năng lực, có thể làm tốt ý của quý vị. Thế nên quý vị có quyền, quyền quyết định ở quý vị, nên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Họ là người chấp hành, là nhân viên làm việc, bởi vậy làm sai việc người lãnh đạo có tội, còn quý vị nhiều nhất là có sai lầm mà thôi. Quả báo của tội và sai lầm không giống nhau.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment