Làm Phật không nhất định phải xuất gia, điều này chư vị cần phải biết. Chỉ cần ta chịu giác ngộ.....

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
4 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 593 - 592
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .

Nên phải bỏ hết tình chấp, duy chỉ còn kính ngưỡng tin theo”. Tâm thái của chúng ta đối với Phật đoan chánh, là kính ngưỡng tôn trọng đối với Phật, thật sự có lòng tin, tín ngưỡng đối với Phật. Trong niềm tin này có sự thành kính, nên gọi là tín ngưỡng, ngưỡng mộ. Nhất định phải buông bỏ tình chấp, tình chấp là gì? Khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, phải buông bỏ nó.
Ngày nay may mắn đầy đủ tín tâm và trí tuệ, chúng ta rất vinh hạnh, rất may mắn đầy đủ chân tín, đầy đủ trí tuệ. Trí tuệ có thể lý giải, mới có thể sanh khởi chân tín. Có thể nghe được pháp này, không có tín râm và trí tuệ không thể nghe pháp này, ta nghe không lọt vào tai. Cho rằng nó là huyễn tưởng, không phải là sự thật. Nên ở đây thêm vào một câu, “cho nên ngày nay tuyệt đối đừng để bỏ lỡ”, lời nói này từ bi đến cực độ, trong đời này tuyệt đối không được bỏ qua. Không nói trong đời này mà nói ngày nay, vì sao vậy? Ngày mai ta còn sống chăng ai dám chắc? Mạng sống con người chỉ trong hơi thở, nhất định phải hiểu điều này. Sau khi học Phật không tham sống, không sợ chết, sanh tử là thân, tu hành mới quan trọng. Ngày hôm nay không được để nó trôi qua một cách vô ích, phải tinh tấn tu học.
“Biển là ví dụ trí tuệ Như lai rộng sâu vô bờ, giống như biển lớn, nên gọi là biển trí tuệ”. Trong kinh thường dùng chữ này, ví rộng lớn không có biên tế, đều dùng biển để hình dung. Như Lai là biển trí tuệ, trong phàm phu lục đạo gọi là biển nghiệp, tạo nghiệp, cũng là vô lượng vô biên. Trên thực tế biển nghiệp của chúng sanh với biển trí tuệ của Như Lai là một biển, không phải hai. Khi mê biển trí tuệ biến thành biển nghiệp, khi ngộ biển nghiệp lại biến thành biển trí tuệ, không có gì khác. Bởi vậy sanh Phật không hai, chúng sanh và Phật là một không phải hai. Hiểu được đạo lý này, chúng ta phải biết tôn trọng chính mình, phải phát tâm thành tựu ngay trong đời này, vì ta vốn là Phật. Chỉ cần ta chịu giác ngộ, quay đầu thì đời này sẽ làm Phật, thành Phật.
Làm Phật không nhất định phải xuất gia, điều này chư vị cần phải biết. Bất luận là ngành nghề nào, chỉ cần buông bỏ được vọng tưởng phân biệt chấp trước, làm điều mà ta cần phải làm, đều gọi là làm Phật sự. Việc gì cũng đều là Phật sự, sự nghiệp nào cũng có thể thành Phật, đặc biệt là nền giáo dục của Tịnh tông, Tịnh độ giáo, nam nữ già trẻ, các ngành các nghề, vì sao vậy? Vì trong tâm có Phật, trên miệng có Phật, đó là Phật thật, không phải Phật giả. Bất luận làm việc gì, đều dùng tâm Phật để làm, dùng miệng Phật để diễn thuyết, đó nghĩa là tự hành hóa tha.
Tịnh tông cảnh giới đồng Hoa Nghiêm, Hoa Nghiêm lý sự vô ngại, sự sự vô ngại. Người viên mãn nói pháp, có pháp nào không viên mãn? Đưa ra một vấn đề hỏi quý vị, pháp nào không phải là Phật pháp? Đã giác ngộ hiểu rõ rồi, vì sao? Thế nào gọi là Phật pháp? Phàm những gì biến hiện ra từ tự tánh đều là Phật pháp, tự tánh là Phật. Tất cả pháp đến sau cùng đều trở về tự tánh, trở về tự tánh nghĩa là chứng được quả Phật cứu cánh viên mãn. Khi nào trở về? Giác ngộ là trở về, mê sẽ rời xa, vừa giác ngộ lập tức trở về. Cho nên tất cả pháp đều là Phật pháp, không những tất cả chúng sanh vốn là Phật, mà tất cả pháp đều là Phật pháp. Đương thể tức không, liễu bất khả đắc, sao lại không phải được?
Trong hữu tình chúng sanh, thân phận con người chúng ta là có Phật tánh, Phật tánh nghĩa là Phật pháp, chính là thân Phật. Trong tất cả vạn pháp, cây cỏ hoa lá, sơn hà đại địa có pháp tánh, pháp tánh chính là Phật pháp, vậy pháp nào không phải Phật pháp? Các pháp đều là Phật pháp.
Người khai ngộ, những gì họ nói ra đều là đạo lý, thuận lợi mọi bề. Bất luận ngành nghề gì, bất luận làm việc gì, ta không hề rời xa, tại sao không rời xa? Trong tâm ta là Phật A Di Đà, trên miệng là Phật A Di Đà, không rời xa. Nếu trong tâm nghĩ chuyện khác, tạp niệm, đó là rời xa, là viễn ly. Không niệm Phật, không tâm không có ý niệm nào, đó là thật, nhưng chúng ta không làm được. Không làm được, ngày nay Đức Phật đại từ đại bi, dạy chúng ta trong lòng chỉ giữ một ý niệm, giữ ý niệm về Phật A Di Đà, vấn đề này một số người có thể làm được. Gọi là nhất niệm bất sanh, không phải người bình thường có thể làm được. Như vậy không thể phổ độ chúng sanh, đó không phải là giáo dục phổ thế.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment