Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 400
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Niệm Phật có thể tiêu trừ tất cả nghiệp chướng, tội chướng từ vô lượng kiếp đến nay, chỉ cần ta thực sự biết niệm Phật thì có thể tiêu trừ hết. Nếu vận dụng được phương pháp niệm Phật của đại sư Ấn Quang, thì mức độ tiêu trừ tội lỗi càng nhanh hơn nữa, mang lại hiệu quả cao nhất, tự thân bạn có thể cảm nhận được, tại sao? Khi niệm Phật thì không có tạp niệm, đấy chính là tiêu trừ nghiệp chướng. Nếu khi niệm Phật mà vẫn có tạp niệm, thì tội chướng vẫn chưa được tiêu trừ, nó nhắc nhở quý vị đang còn nghiệp chướng.
Vì vậy khi niệm Phật, ta phải để tịnh niệm liên tục, trong tịnh niệm có yếu tố đầu tiên là không hoài nghi, thứ hai là không để tạp niệm trộn lẩn trong đó. Vì vậy hiểu thật rõ ba yếu tố là một điều rất quan trọng. Ta phải niệm danh hiệu Phật thật rõ ràng, chậm một chút, không cần phải nhanh quá. Nhưng phải rõ ràng, nghe rõ ràng, ghi nhớ rõ ràng. Mỗi câu niệm Phật của ta là câu thứ mấy trong mười niệm, không cần hai mươi, ba mươi, không cần, chỉ mười tiếng trở lại, câu thứ mấy trong mười tiếng đó. Niệm xong mười tiếng lại trở về tiếng thứ nhất, từ câu thứ nhất đến câu thứ mười, từ câu thứ nhất đến câu thứ mười, bạn cứ theo cách này mà niệm, không cần đếm, không cần dùng tràng hạt. Niệm đến khi nào không còn vọng niệm, tâm thật thanh tịnh, niệm Phật như vậy mới thực sự có công phu, đây tướng của nghiệp chướng đã tiêu trừ.
Trong sinh hoạt thường ngày, lúc nào ta cũng phải nhớ đến, khi gặp những chuyện vừa ý, ta vui vẻ, sinh tâm tham luyến, đấy là phiền não, lập tức niệm Phật để trấn giữ nó. Gặp những chuyện phiền hà, ta oán hận, bực bội, cũng phải niệm Phật để nâng nó lên, bực bội liền tiêu mất, oán hận cũng được hoá giải. Đây là điều người xưa nói: Không sợ niệm khởi chỉ sợ giác chậm. Không sợ niệm khởi là vì đã có giác, danh hiệu Phật nâng đỡ gọi là giác, khi quên danh hiệu Phật là ta đang mê, khi mê ta buông theo phiền não, như vậy sẽ chịu đau khổ. Khi tỉnh giác, ta không bị cuốn theo phiền não, phiền não lập tức bị ép xuống ngay, như thế gọi là công phu, như thế gọi là biết niệm, như thế gọi là chân niệm Phật. Bởi thế chân niệm Phật không phải ở chỗ mỗi ngày niệm được bao nhiêu, phương pháp chế ngự phiền não của tổ Ấn Quang rất hiệu quả, đây là phương pháp được ngài đề xướng.
Quý vị thấy phương pháp lão cư sĩ Hoàng Niệm tổ sử dụng, khác với phương pháp của tổ Ấn Quang. Phương pháp của Hoàng Niệm Tổ là truy đỉnh niệm Phật, nhanh, cực kì nhanh, mỗi câu nối tiếp mỗi câu, đuổi nhau, A di đà Phật, A di đà Phật, A di đà Phật. Cũng khiến phiền não không thể chen vào được, cư sĩ đã sử dụng phương pháp như vậy, quí vị thấy trước khi ông vãng sinh nửa năm, ông viết thư kể cho tôi. Ông đã niệm mỗi ngày mười bốn vạn tiếng, ông đếm hẳn hoi, đếm số, truy đỉnh, đó cũng là một phương pháp. Cứ đem cả hai phương pháp ra so sánh, xem phương pháp nào thích hợp. Nhưng phương pháp của pháp sư Ấn Quang dễ đắc định hơn, rất nhẹ nhàng, cứ niệm từ từ, không cần hấp tấp. Phương pháp của Hoàng Niệm Tổ giống như chiến đấu, xung phong, quyết liệt, từng câu đuổi nhau. Bởi thế phương pháp tuy đa dạng, nhưng tựu trung vẫn ở chỗ nhiếp tâm, đây mới là điều quan trọng.
Làm sao để thu nhiếp lục căn, Niệm Lão là người thông tông thông giáo, hiển mật viên dung. Ở Mật tông, ông mang danh nghĩa Kim Cang thượng sư. Khi vãng sinh, ông dùng phương pháp truy đỉnh niệm Phật, niệm trong vòng sáu tháng. Phương pháp của tổ Ấn Quang rất ôn hoà, thanh nhã, cả đời ngài theo đuổi phương pháp này.
Hai câu nói của cổ nhân mà tôi tin và giữ rất cẩn thận, đó là: Biết được nhiều chuyện thì phiền não nhiều. Những điều không cần biết thì cần gì phải cất công tìm tòi, lại còn chạy vạy nghe ngóng, đó không phải tự mình trói mình sao? Tôi dứt khoát không giây vào những chuyện đó. “Thức nhân đa xứ thị phi đa”, quen biết nhiều người thì thị phi càng nhiều, tất cả đều gây rắc rối cho mình. Bây giờ những người quen biết tôi rất nhiều, tôi không biết họ, họ biết tôi bằng cách nào? Nghe tôi giảng kinh trên truyền hình, vì tôi thường hay đi, những người không quen biết, gặp tôi họ cũng chào hỏi, hầu như nơi nào cũng gặp, nhiều lắm. Họ thấy trên mạng, trên đĩa, truyền hình vệ tinh, người quen nhiều là từ chỗ đó, thật ra tôi không thân quen nhiều người mà chỉ có họ biết tôi, tôi không biết họ.
Liệu có cần thiết phải quen biết người ta không? Không cần thiết, càng ít quen biết, càng ít người qua lại với ta, cuộc sống càng yên tĩnh,. Lui tới cũng một vài người bạn cũ, lần hồi những người bạn cũ cũng ra đi. Vì thế thời gian qua, mỗi năm tôi quay lại Đại lục hai ba lần để thăm bạn cũ, bây giờ họ cũng dần vắng bóng. Ông Triệu Phác, lão hoà thượng Danh Sơn, Hoàng Niệm Lão, Phó Thiết Sơn... đều đã mất. Phó Thiết Sơn là một tín đồ Thiên chúa giáo, là một người rất thân thiết với tôi.
Tập 400
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Niệm Phật có thể tiêu trừ tất cả nghiệp chướng, tội chướng từ vô lượng kiếp đến nay, chỉ cần ta thực sự biết niệm Phật thì có thể tiêu trừ hết. Nếu vận dụng được phương pháp niệm Phật của đại sư Ấn Quang, thì mức độ tiêu trừ tội lỗi càng nhanh hơn nữa, mang lại hiệu quả cao nhất, tự thân bạn có thể cảm nhận được, tại sao? Khi niệm Phật thì không có tạp niệm, đấy chính là tiêu trừ nghiệp chướng. Nếu khi niệm Phật mà vẫn có tạp niệm, thì tội chướng vẫn chưa được tiêu trừ, nó nhắc nhở quý vị đang còn nghiệp chướng.
Vì vậy khi niệm Phật, ta phải để tịnh niệm liên tục, trong tịnh niệm có yếu tố đầu tiên là không hoài nghi, thứ hai là không để tạp niệm trộn lẩn trong đó. Vì vậy hiểu thật rõ ba yếu tố là một điều rất quan trọng. Ta phải niệm danh hiệu Phật thật rõ ràng, chậm một chút, không cần phải nhanh quá. Nhưng phải rõ ràng, nghe rõ ràng, ghi nhớ rõ ràng. Mỗi câu niệm Phật của ta là câu thứ mấy trong mười niệm, không cần hai mươi, ba mươi, không cần, chỉ mười tiếng trở lại, câu thứ mấy trong mười tiếng đó. Niệm xong mười tiếng lại trở về tiếng thứ nhất, từ câu thứ nhất đến câu thứ mười, từ câu thứ nhất đến câu thứ mười, bạn cứ theo cách này mà niệm, không cần đếm, không cần dùng tràng hạt. Niệm đến khi nào không còn vọng niệm, tâm thật thanh tịnh, niệm Phật như vậy mới thực sự có công phu, đây tướng của nghiệp chướng đã tiêu trừ.
Trong sinh hoạt thường ngày, lúc nào ta cũng phải nhớ đến, khi gặp những chuyện vừa ý, ta vui vẻ, sinh tâm tham luyến, đấy là phiền não, lập tức niệm Phật để trấn giữ nó. Gặp những chuyện phiền hà, ta oán hận, bực bội, cũng phải niệm Phật để nâng nó lên, bực bội liền tiêu mất, oán hận cũng được hoá giải. Đây là điều người xưa nói: Không sợ niệm khởi chỉ sợ giác chậm. Không sợ niệm khởi là vì đã có giác, danh hiệu Phật nâng đỡ gọi là giác, khi quên danh hiệu Phật là ta đang mê, khi mê ta buông theo phiền não, như vậy sẽ chịu đau khổ. Khi tỉnh giác, ta không bị cuốn theo phiền não, phiền não lập tức bị ép xuống ngay, như thế gọi là công phu, như thế gọi là biết niệm, như thế gọi là chân niệm Phật. Bởi thế chân niệm Phật không phải ở chỗ mỗi ngày niệm được bao nhiêu, phương pháp chế ngự phiền não của tổ Ấn Quang rất hiệu quả, đây là phương pháp được ngài đề xướng.
Quý vị thấy phương pháp lão cư sĩ Hoàng Niệm tổ sử dụng, khác với phương pháp của tổ Ấn Quang. Phương pháp của Hoàng Niệm Tổ là truy đỉnh niệm Phật, nhanh, cực kì nhanh, mỗi câu nối tiếp mỗi câu, đuổi nhau, A di đà Phật, A di đà Phật, A di đà Phật. Cũng khiến phiền não không thể chen vào được, cư sĩ đã sử dụng phương pháp như vậy, quí vị thấy trước khi ông vãng sinh nửa năm, ông viết thư kể cho tôi. Ông đã niệm mỗi ngày mười bốn vạn tiếng, ông đếm hẳn hoi, đếm số, truy đỉnh, đó cũng là một phương pháp. Cứ đem cả hai phương pháp ra so sánh, xem phương pháp nào thích hợp. Nhưng phương pháp của pháp sư Ấn Quang dễ đắc định hơn, rất nhẹ nhàng, cứ niệm từ từ, không cần hấp tấp. Phương pháp của Hoàng Niệm Tổ giống như chiến đấu, xung phong, quyết liệt, từng câu đuổi nhau. Bởi thế phương pháp tuy đa dạng, nhưng tựu trung vẫn ở chỗ nhiếp tâm, đây mới là điều quan trọng.
Làm sao để thu nhiếp lục căn, Niệm Lão là người thông tông thông giáo, hiển mật viên dung. Ở Mật tông, ông mang danh nghĩa Kim Cang thượng sư. Khi vãng sinh, ông dùng phương pháp truy đỉnh niệm Phật, niệm trong vòng sáu tháng. Phương pháp của tổ Ấn Quang rất ôn hoà, thanh nhã, cả đời ngài theo đuổi phương pháp này.
Hai câu nói của cổ nhân mà tôi tin và giữ rất cẩn thận, đó là: Biết được nhiều chuyện thì phiền não nhiều. Những điều không cần biết thì cần gì phải cất công tìm tòi, lại còn chạy vạy nghe ngóng, đó không phải tự mình trói mình sao? Tôi dứt khoát không giây vào những chuyện đó. “Thức nhân đa xứ thị phi đa”, quen biết nhiều người thì thị phi càng nhiều, tất cả đều gây rắc rối cho mình. Bây giờ những người quen biết tôi rất nhiều, tôi không biết họ, họ biết tôi bằng cách nào? Nghe tôi giảng kinh trên truyền hình, vì tôi thường hay đi, những người không quen biết, gặp tôi họ cũng chào hỏi, hầu như nơi nào cũng gặp, nhiều lắm. Họ thấy trên mạng, trên đĩa, truyền hình vệ tinh, người quen nhiều là từ chỗ đó, thật ra tôi không thân quen nhiều người mà chỉ có họ biết tôi, tôi không biết họ.
Liệu có cần thiết phải quen biết người ta không? Không cần thiết, càng ít quen biết, càng ít người qua lại với ta, cuộc sống càng yên tĩnh,. Lui tới cũng một vài người bạn cũ, lần hồi những người bạn cũ cũng ra đi. Vì thế thời gian qua, mỗi năm tôi quay lại Đại lục hai ba lần để thăm bạn cũ, bây giờ họ cũng dần vắng bóng. Ông Triệu Phác, lão hoà thượng Danh Sơn, Hoàng Niệm Lão, Phó Thiết Sơn... đều đã mất. Phó Thiết Sơn là một tín đồ Thiên chúa giáo, là một người rất thân thiết với tôi.
- Category
- Giảng Pháp
Comments