Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 595
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .
Trong đời này chúng ta có thể gặp được Phật pháp, chứng minh nhiều đời kiếp quá khứ ta từng cúng dường vô lượng Như Lai, trong kinh Đức Phật đã nói như vậy. Đời này ta có thể gặp được, đương nhiên vẫn có chướng ngại. Chướng ngại này là tập khí bất thiện tích lũy từ nhiều kiếp tạo nên, thông thường gọi là nghiệp chướng, khi biết rồi phải sám trừ nghiệp chướng. Bây giờ chúng ta biết có rất nhiều phương pháp sám trừ nghiệp chướng, thông thường người ta tụng kinh, lạy Phật, lễ sám, đây là phương pháp sám trừ nghiệp chướng của những người bình thường, người dùng phương pháp này rất nhiều.
Người có trình độ cao hơn một chút, nghiên cứu kinh giáo, tu hành chỉ quán, đoạn ác tu thiện, đây là người thuộc bậc trung. Hàng căn tánh bậc thượng biết được, công đức danh hiệu của Phật A Di Đà không thể nghĩ bàn. Thiện trong các điều thiện, không có gì thiện hơn điều này. Nhất tâm thọ trì, mỗi danh hiệu diệt vô lượng tội nghiệp, trong kinh nói: Nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật, một niệm tương ưng này diệt tội nặng sanh tử trong 80 ức kiếp. Người thường chúng ta nghe được rất khó tin, rất khó tiếp thu. Đức Phật nói có khoa trương, có quá đáng chăng? Điều này chúng ta nhất định phải biết: Phật Bồ Tát thuyết pháp nhất định là chân thật, không quá đáng chút nào, không khoa trương chút nào, vấn đề là chúng ta không làm được. Chúng ta niệm một câu Phật hiệu này, với người biết niệm_với hàng thượng thượng căn niệm một câu Phật hiệu, công đức không giống nhau. Chúng ta niệm câu Phật hiệu này, không thể tương ưng với Chư Phật Bồ Tát, vì sao vậy? Vì trong câu Phật hiệu này có xen tạp, có hoài nghi, có gián đoạn. Không hoài nghi, không gián đoạn, không xen tạp, là Bồ Tát Đại Thế Chí dạy chúng ta: “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”. Phương pháp niệm này mới hữu hiệu.
Chúng ta ngày nay không nhiếp được lục căn, không nhiếp được lục căn đang tạo nghiệp. Mắt thấy sắc, thấy tất cả người sự vật, lập tức liền khởi tốt xấu, tôi thích điều này, tôi ghét cái kia, đây chính là tạo nghiệp. Nó sẽ khởi tâm động niệm, sẽ phân biệt chấp trước. Tai nghe âm thanh, lưỡi nếm vị, lục căn đối với cảnh giới lục trần đều đang tạo nghiệp. Tóm lại mà nói, nghiệp này gọi là nghiệp luân hồi, ta đang tạo ra luân hồi lục đạo.
Thiện nhiều ác ít cảm ứng với ba đường lành, ác nhiều thiện ít cảm ứng với ba đường ác, tức là làm chuyện này. Dùng tâm này niệm Phật, chỉ có thể trồng thiện căn, không thể giống như trong kinh nói, diệt tội nghiệp nặng như vậy. Những gì Phật nói không phải giả dối, mà do tâm chúng ta không thanh tịnh. Dùng tâm thanh tịnh bình đẳng niệm Phật, công đức này sẽ rất lớn, như những gì Đức Phật nói.
Phát tâm quy y, phát tâm học tập theo Đức Phật. Mở kinh điển ra, đối diện với Đức Phật, chí thành đãnh lễ. Đại sư Ấn Quang nói: Một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích. Lời của tổ sư Ấn Quang nghĩa là chúng ta gặp được Phật, đạt được lợi ích như thế nào, then chốt ở chỗ tâm chân thành cung kính đối với Phật như thế nào, là thật không phải giả.
Trong số các bạn đồng học, tôi được lợi ích nhiều hơn một chút, nguyên nhân là gì? Không phải thông minh trí tuệ hơn người khác, không phải phước đức lớn hơn người khác, không phải vậy, những điều này tôi không bằng người khác. Hơn người khác một chút, chính là tâm cung kính nhiều hơn một chút. Quý vị có một hai phần tâm cung kính, tôi có mười mấy hai mươi phần cung kính, chỉ như vậy mà thôi.
Đối với giáo huấn của thánh hiền thế xuất thế gian, chỉ có tin thật, thật muốn học, quý vị mới có thể được lơi ích. Nếu như không phải tin thật học thật, sẽ chẳng đạt được lợi ích, gặp rồi cũng chỉ là con số không. Điều này trong kinh Đức Phật thường nhắc nhở chúng ta, rất khó! Quả thật không phải là chuyện dễ.
Muốn mình đời sau vẫn được thân người, không đọa vào ba đường ác, đây là ít trí tuệ. Không có trí tuệ đều không làm được.
Cho nên ở đây Đức Phật nói: Có tín tâm có trí tuệ để nghe pháp, là khó trong các điều khó. Ngày nay có người nghe pháp, nhưng người có tín tuệ nghe pháp ít lại càng ít.
“Thân người khó được, Phật pháp khó nghe, Tịnh tông khó tin, ngày nay đã đạt được những điều khó được, nghe được những điều khó nghe, tin được những điều khó tin”. Nếu thêm vào trí tuệ nữa, quả thật là khó trong các điều khó, ta cần phải có trí tuệ.
“Phật khuyên người tu hành, nên tin sâu nguyện thiết, niệm Phật cầu sanh, đừng nên bỏ lỡ. Nếu bỏ qua lần này, thì quả đúng là sai lầm lớn”. Chúng ta thật sự là quá sai lầm, cơ hội lần này rất khó gặp được, gặp được nhân duyên này không dễ chút nào. Nếu biết nhân duyên này khó gặp được như vậy, mới biết trân trọng nó. Tín tâm và trí tuệ quan trọng hơn bất kỳ điều gì.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .
Trong đời này chúng ta có thể gặp được Phật pháp, chứng minh nhiều đời kiếp quá khứ ta từng cúng dường vô lượng Như Lai, trong kinh Đức Phật đã nói như vậy. Đời này ta có thể gặp được, đương nhiên vẫn có chướng ngại. Chướng ngại này là tập khí bất thiện tích lũy từ nhiều kiếp tạo nên, thông thường gọi là nghiệp chướng, khi biết rồi phải sám trừ nghiệp chướng. Bây giờ chúng ta biết có rất nhiều phương pháp sám trừ nghiệp chướng, thông thường người ta tụng kinh, lạy Phật, lễ sám, đây là phương pháp sám trừ nghiệp chướng của những người bình thường, người dùng phương pháp này rất nhiều.
Người có trình độ cao hơn một chút, nghiên cứu kinh giáo, tu hành chỉ quán, đoạn ác tu thiện, đây là người thuộc bậc trung. Hàng căn tánh bậc thượng biết được, công đức danh hiệu của Phật A Di Đà không thể nghĩ bàn. Thiện trong các điều thiện, không có gì thiện hơn điều này. Nhất tâm thọ trì, mỗi danh hiệu diệt vô lượng tội nghiệp, trong kinh nói: Nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật, một niệm tương ưng này diệt tội nặng sanh tử trong 80 ức kiếp. Người thường chúng ta nghe được rất khó tin, rất khó tiếp thu. Đức Phật nói có khoa trương, có quá đáng chăng? Điều này chúng ta nhất định phải biết: Phật Bồ Tát thuyết pháp nhất định là chân thật, không quá đáng chút nào, không khoa trương chút nào, vấn đề là chúng ta không làm được. Chúng ta niệm một câu Phật hiệu này, với người biết niệm_với hàng thượng thượng căn niệm một câu Phật hiệu, công đức không giống nhau. Chúng ta niệm câu Phật hiệu này, không thể tương ưng với Chư Phật Bồ Tát, vì sao vậy? Vì trong câu Phật hiệu này có xen tạp, có hoài nghi, có gián đoạn. Không hoài nghi, không gián đoạn, không xen tạp, là Bồ Tát Đại Thế Chí dạy chúng ta: “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”. Phương pháp niệm này mới hữu hiệu.
Chúng ta ngày nay không nhiếp được lục căn, không nhiếp được lục căn đang tạo nghiệp. Mắt thấy sắc, thấy tất cả người sự vật, lập tức liền khởi tốt xấu, tôi thích điều này, tôi ghét cái kia, đây chính là tạo nghiệp. Nó sẽ khởi tâm động niệm, sẽ phân biệt chấp trước. Tai nghe âm thanh, lưỡi nếm vị, lục căn đối với cảnh giới lục trần đều đang tạo nghiệp. Tóm lại mà nói, nghiệp này gọi là nghiệp luân hồi, ta đang tạo ra luân hồi lục đạo.
Thiện nhiều ác ít cảm ứng với ba đường lành, ác nhiều thiện ít cảm ứng với ba đường ác, tức là làm chuyện này. Dùng tâm này niệm Phật, chỉ có thể trồng thiện căn, không thể giống như trong kinh nói, diệt tội nghiệp nặng như vậy. Những gì Phật nói không phải giả dối, mà do tâm chúng ta không thanh tịnh. Dùng tâm thanh tịnh bình đẳng niệm Phật, công đức này sẽ rất lớn, như những gì Đức Phật nói.
Phát tâm quy y, phát tâm học tập theo Đức Phật. Mở kinh điển ra, đối diện với Đức Phật, chí thành đãnh lễ. Đại sư Ấn Quang nói: Một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích. Lời của tổ sư Ấn Quang nghĩa là chúng ta gặp được Phật, đạt được lợi ích như thế nào, then chốt ở chỗ tâm chân thành cung kính đối với Phật như thế nào, là thật không phải giả.
Trong số các bạn đồng học, tôi được lợi ích nhiều hơn một chút, nguyên nhân là gì? Không phải thông minh trí tuệ hơn người khác, không phải phước đức lớn hơn người khác, không phải vậy, những điều này tôi không bằng người khác. Hơn người khác một chút, chính là tâm cung kính nhiều hơn một chút. Quý vị có một hai phần tâm cung kính, tôi có mười mấy hai mươi phần cung kính, chỉ như vậy mà thôi.
Đối với giáo huấn của thánh hiền thế xuất thế gian, chỉ có tin thật, thật muốn học, quý vị mới có thể được lơi ích. Nếu như không phải tin thật học thật, sẽ chẳng đạt được lợi ích, gặp rồi cũng chỉ là con số không. Điều này trong kinh Đức Phật thường nhắc nhở chúng ta, rất khó! Quả thật không phải là chuyện dễ.
Muốn mình đời sau vẫn được thân người, không đọa vào ba đường ác, đây là ít trí tuệ. Không có trí tuệ đều không làm được.
Cho nên ở đây Đức Phật nói: Có tín tâm có trí tuệ để nghe pháp, là khó trong các điều khó. Ngày nay có người nghe pháp, nhưng người có tín tuệ nghe pháp ít lại càng ít.
“Thân người khó được, Phật pháp khó nghe, Tịnh tông khó tin, ngày nay đã đạt được những điều khó được, nghe được những điều khó nghe, tin được những điều khó tin”. Nếu thêm vào trí tuệ nữa, quả thật là khó trong các điều khó, ta cần phải có trí tuệ.
“Phật khuyên người tu hành, nên tin sâu nguyện thiết, niệm Phật cầu sanh, đừng nên bỏ lỡ. Nếu bỏ qua lần này, thì quả đúng là sai lầm lớn”. Chúng ta thật sự là quá sai lầm, cơ hội lần này rất khó gặp được, gặp được nhân duyên này không dễ chút nào. Nếu biết nhân duyên này khó gặp được như vậy, mới biết trân trọng nó. Tín tâm và trí tuệ quan trọng hơn bất kỳ điều gì.
- Category
- Giảng Pháp
Comments