Một phương hướng, một mục tiêu, chuyên niệm trong câu này, chú trọng nhất là chữ “chuyên”. Trong hội Lăng Nghiêm, Đại Thế Chí Bồ tát dạy chúng ta rằng: “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”. Chữ “chuyên” ở đây chính là “đô nhiếp lục căn”. Nếu bạn không đô nhiếp lục căn, thì làm sao bạn chuyên được? Bạn không chuyên được rồi, đô nhiếp lục căn, thì bạn mới chuyên được. “Tịnh niệm”, tịnh ở đây là không hoài nghi, không xen tạp. Tịnh niệm tương tục, tương tục là không gián đoạn, vô hữu gián đoạn, đem so với lời dạy của Đại Thế Chí bồ tát, chữ thì có khác, nhưng ý nghĩa hoàn toàn tương đồng. Chúng ta cũng học theo như vậy, nhưng học thế nào cũng không giống được. Vấn đề ở chỗ nào? Chướng ngại rõ ràng nhất là chúng ta không thật sự Tin, trong tâm bạn mang sự hoài nghi. Bạn xem, muốn học cái này, muốn học cái nọ, đó chẳng phải là có nghi rồi sao? Thật sự không còn hoài nghi rồi, thì một bộ kinh này nhất môn thâm nhập, những cái khác để sang một bên. Như đại sư Liên Trì nói :“ Tam tạng 12 bộ kinh để cho người khác ngộ, tám vạn bốn ngàn hạnh đề cho người khác làm”, đó mới gọi là chuyên, thật sự buông bỏ, nhất tâm quy mạng kinh Vô Lượng Thọ, nhất tâm qui mạng Phật A Di Đà, như thế mới có thể thành tựu được. Cho nên có tâm hoài nghi, bạn tưởng cái này, bạn nhớ cái kia, có hoài nghi, xen tạp, không chuyên.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments