Cách dạy học này thật cao minh. Nhưng hiện nay không được nữa. Quan trọng là chữ Chuyên, chuyên cầu.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
4 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 287
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Tôi ngày đầu tiên gặp mặt đại sư Chương Gia, tôi thỉnh giáo với Ngài, tôi nói: thầy Phương giảng cho con về triết học kinh Phật, con đối với Phật giáo hiểu biết cạn cợt, con tôn trọng Phật pháp, con rất muốn học tập, con rất hi vọng con có thể nhanh chóng khế nhập cảnh giới, trong Phật pháp có phương pháp này không? Đại sư nghe tôi hỏi điều này, ngài không trả lời mà nhìn tôi, tôi cũng nhìn ngài, cung cung kính kính đợi ngài khai thị. Nhìn như vậy không ngờ hơn nửa tiếng đồng hồ, chỉ nói một chữ: Có! Nói chữ này tinh thần của tôi phấn chấn, phấn chấn trở lại, Ngài lại không nói chuyện nữa, dừng sáu bảy phút rồi nói sáu chữ. Ngài nói chuyện tốc độ rất chậm, nói từng chữ từng chữ một, “nhìn cho thấu, buông xuống được”, tôi đây còn nói nhanh, ngài nói còn chậm rãi hơn tôi. Từng chữ, từng chữ nói sáu chữ. Tôi còn nhớ lần đầu tiên gặp mặt, chúng tôi tổng cộng nói chuyện không đến 20 câu, hai tiếng đồng hồ, như đang ở trong định vậy. Đây là trong kinh nghiệm học tập của tôi lần đầu tiên gặp được. Tuy lời nói không nhiều, nhưng không có một từ nào dư thừa. Làm cho quí vị vĩnh viễn sẽ không quên đi ấn tượng sâu sắc này. Tôi thường nghĩ đến tình huống lúc đó, sau mười mấy năm tôi mới rõ ràng. Vì sao đại sư không trực tiếp nói rõ cho tôi? Phải đợi đến hơn nửa tiếng đồng hồ? Chúng tôi tuổi trẻ, gọi là tánh tình hời hợt, tánh tình hời hợt đó gọi là gió thoảng bên tai. Lỗ tai này nghe vào, ra lỗ tai bên kia, không có ấn tượng gì. Nửa tiếng đồng hồ định lại, tinh thần của chúng tôi ngưng tụ lại đợi chờ Ngài khai thị. Tâm tánh hời hợt đó không còn nữa. Ngài đang đợi, lúc nào ngươi định lại tâm trạng ổn định, trong tâm không có tạp niệm, ta mới nói cho ngươi. Ngài nói có. Ý niệm của chúng tôi lại khởi lên, lại hưng phấn rồi, ngài lại không nói nữa. Cách dạy học này thật cao minh! Nhưng hiện nay không được nữa. Bây giờ người ta hỏi quí vị một vấn đề gì, quí vị nửa tiếng đồng hồ chưa trả lời, người ta bỏ đi hết lâu rồi. Họ không có tâm nhẫn nại này, tôi coi như cũng khá, thầy giáo cũng đang thử thách tôi, thử thách đạt chuẩn rồi. Cho nên sau này đại sư Chương Gia nói với tôi: ông mỗi tuần đến chỗ tôi. Cho nên tôi có những nghi vấn khó khăn gì đều đến thỉnh giáo ngài. Tôi mỗi tuần đến, ngài giải đáp cho tôi. Sau này hằng tuần tôi đều đến, ít nhất một tiếng đồng hồ. Nếu như ngài không có việc gì quan trọng, nhất định là hai tiếng đồng hồ. Cho nên tiến vào được bầu không khí của ngài, bây giờ người ta gọi là từ trường, đó là trong định, quí vị cảm thấy thân tâm dễ chịu, một câu cũng không nói, quí vị cảm nhận được sự hưởng thụ đó, hưởng thụ khi ngồi cùng Ngài. Từ trường khác rồi! An lành, tâm tự nhiên định trở lại. Đại sư năm đó 65 tuổi, tôi 26 tuổi, ngài lớn hơn tôi 39 tuổi, là lớp của tổ phụ tôi. Ba năm sau Ngài đã viên tịch, 68 tuổi đi rồi, tôi theo Ngài được ba năm. Nền tảng tôi học Phật là ngài đặt nền móng cho tôi, sau này theo thầy Lý mười năm, việc dạy này mới miễn cưỡng hiểu được. Không có ba năm cơ sở này thì không được, ba năm theo đại sư Chương Gia đó là gì? Thực tế mà nói đó là tu định. Mỗi tuần hai tiếng đồng hồ tất cả những vọng niệm đều buông bỏ hết. Ba năm tập thành thói quen này, tâm địa dần dần thanh tịnh. Nghe gì mới có thể lãnh hội được ý nghĩa của nó, nhất định không thể có tập khí hời hợt. Hời hợt đối với việc học tập của chúng ta tạo thành chướng ngại to lớn. Thầy giáo thực sự dùng định công của Ngài không nói một câu nào, tự nhiên ảnh hưởng đến chúng tôi như vậy, khiến cho chúng tôi viễn ly được sự nóng nảy, đây là huệ thí.
Lợi là lợi tế, lợi ích, cứu tế. Nên nghĩa trong kinh là chuyên cầu vô lậu Đại thừa, pháp thanh tịnh, dùng để phổ thí hữu tình, lợi lạc quần sanh. Đây là Niệm lão giải thích ra cho chúng ta. Đây là đại ý trong kinh. Quan trọng là chữ ‘chuyên’, chuyên cầu.
Trong Tam Tự Kinh nói “giáo chi đạo, quý dĩ chuyên”, nếu quí vị không chuyên cầu, quí vị không đạt được. Cho nên đồng thời không thể học nhiều quá, chỉ có thể học một môn, một khoa mục.
Tôi ở Đài Trung học kinh giáo với thầy Lý, phương pháp dạy học của thầy Lý chính là chuyên cầu. Quí vị chỉ có thể học một thứ, quí vị không được học hai thứ, toàn bộ tinh thần, thời gian, tinh lực đều chuyên chú vào một môn. Một môn này học xong rồi, thầy đồng ý rồi, quí vị mới có thể học môn thứ hai. Tiêu chuẩn thầy đồng ý là gì? Là quí vị lên bục giảng bài. Ví dụ tôi học Kinh A Di Đà, chuyên nghiên cứu một môn này, nghe thầy giáo giảng giải, chỉ nghe thầy giáo giảng giải, không được tham khảo chú giải của người khác, giảng không hay cũng không sao. Tôi có thể tham khảo thêm một chút, không phải là giảng càng tốt hơn sao? Không được. Đây là đạo lý gì vậy? Đây là huấn luyện hàng phục tâm kiêu ngạo của bản thân quí vị, tâm thích cao muốn xa của quí vị, bồi dưỡng đức hạnh của quí vị. Giảng tốt hay không, không sao, đức hạnh mới quan trọng! Bởi vì tâm danh lợi, thích cao muốn xa, tâm ngạo mạn sẽ hủy hoại một đời quí vị.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment