Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 592
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .
“Nếu trong đời quá khứ không tu, thì đối với chánh pháp này không thể nghe được”, nói lại cho chúng ta thêm lần nữa. Không phải trong nhiều đời kiếp quá khứ tu học tích lũy công đức, thì chúng ta không thể nghe được bộ kinh này, vì sao vậy? Vì không hoan hỷ, nghe rồi cảm thấy ghét, không thích kinh này, không có nhân duyên với kinh này, không có nhân duyên với pháp môn này. Trái lại chúng ta có duyên với kinh này, có thể sanh tâm hoan hỷ, chứng tỏ trong quá khứ thiện căn của chúng ta vô cùng sâu dày, bây giờ được Chư Phật Như Lai gia trì. Tại sao chúng ta vẫn không thể khế nhập? Do tập khí phiền não quá nặng. Chúng ta nghe hiểu nhưng không thực hành, nghe hiểu phải thật sự thực hành, mới nhập vào cảnh giới.
Tôi biết, người như Lưu Tố Vân có rất nhiều, nhưng đều chưa gặp mặt. Có tin tức truyền đến chỗ tôi, những người này đều khoảng mười năm “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”.
“Đã từng cúng dường Chư Như Lai”, chính là ở trước nói “đã từng cúng dường vô lượng Chư Phật”. Ở trước trong văn xuôi nói, đây là dùng kệ tụng để nói lại một lần nữa. “Người như thế, rộng trồng thiện căn, lại nhờ oai lực Như Lai gia trì, nên có thể hoan hỷ tin vào điều này”. Hoan hỷ này là gì? Tin thiện căn phát khởi, Phật lực gia trì. Sanh hoan hỷ, sanh hoan hỷ sẽ thực hành, họ sẽ có hành động.
Như Kinh Kim Cang nói: “Sau khi Như Lai diệt độ, sau 500 sau”. Đây là chỉ thời đại hiện nay của chúng ta, trong pháp thế gian chúng ta gọi là vận mệnh. Người thế gian năm năm thay đổi vận mệnh một lần. Trong đời này có 5 năm tốt nhất, cũng có 5 năm xấu nhất. Thế Tôn là 500 năm chuyển vận một lần, năm nhân với 500 năm, là 2500 năm sau, chính là nói hiện nay. Trong thời đại này còn có “trì giới tu phước”, còn thích làm điều này. “Đối với chương cú có thể sanh tín tâm, lấy điều này là thật. Nên biết người này, không phải chỉ trồng thiện căn với một vị Phật, hai vị Phật, ba bốn năm vị Phật, mà đã trồng chư thiện căn với vô lượng ngàn vạn chư Phật”. Đây là lời trong Kinh Kim Cang nói.
Nhân duyên trong quá khứ của chúng ta phải chăng là đây? Không phải. “Trồng các thiện căn với vô lượng ngàn vạn Chư Phật”, họ có thể trì giới tu phước, điều này chúng ta có. “Đối với chương cú có thể sanh tín tâm”, chúng ta còn thua một bậc, điều này chúng ta chưa làm được. Không thể nói không có thiện căn, mà thiện căn chưa đủ, không thể sanh khởi tâm hoan hỷ.
Đọc nhiều, thường đọc những kinh văn này, lại dùng nó để quán chiếu khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác của bản thân. Bản thân nhất định rất may mắn, trong đời quá khứ có tu, cũng sanh tâm hổ thẹn tôi tu chưa đủ. Chỗ chưa đủ có thể bổ túc vào, chỉ cần trong đời này chúng ta dõng mãnh tinh tấn, là có thể bổ túc được. Cần bao nhiêu thời gian để bổ túc? Đó phải xem sự tinh tấn hay giải đãi của mỗi người. Nếu tinh cần, thì rất nhanh sẽ bổ túc được; nếu biếng nhác thì thời gian dài hơn một chút. Vì sao vậy? Vì công đức niệm Phật này không thể nghĩ bàn, chân tâm, không phải tam tâm.
Niệm một câu Phật hiệu, có thể tiêu tội nghiệp sanh tử trong 80 ức kiếp. Điều này không phải giả, Đức Phật không gạt người, từng câu từng chữ của Đức Phật đều là thật. Ngày nay chúng ta niệm Phật, không tiêu được một tội. Người ta một câu Phật hiệu, tiêu tội nặng sanh tử trong 80 ức kiếp, đó là niệm như thế nào? Ấn Quang đại sư nói là nhờ tâm thành kính, tâm quý vị có vạn phần thành kính, có thể tiêu vạn phần tội nghiệp; một phần thành kính có thể tiêu một phần tội nghiệp; mười phần thành kính có thể tiêu mười phần tội nghiệp, đạo lý chính là như vậy.
Chúng ta không có tâm thành kính, nên niệm Phật mà không được lợi ích. Quý vị xem, niệm Phật nhưng vọng niệm xen tạp vào trong đó, vọng niệm phá hoại công phu niệm Phật của chúng ta. Không thể nói không có lợi ích, lợi ích không lớn, không thấy được hiệu quả của nó. Nếu như không có tạp niệm, gọi là nhất tâm thanh tịnh, tâm bồ đề, bình đẳng, từ bi. Trong câu Phật hiệu này có chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi, cảm ứng đạo giao với Phật. Tức một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật. Tâm định, trong tâm thật sự có Phật, mỗi tiếng mỗi niệm đều cầu sanh Tịnh độ. Chúng ta đại đa số không được, niệm Phật là một chuyện, nhưng đối với thế gian này vô cùng lưu luyến, việc gì cũng muốn quản, không buông bỏ được điều gì. Niệm Phật như vậy chỉ kết nhân duyên với Phật A Di Đà, tương lai nhất định thành tựu, nhưng không biết đến khi nào.
Trong phần chú đầu trang của Kinh Vô Lượng Thọ, thầy Lý nói: Đời này không thể vãng sanh, không tránh khỏi trường kiếp luân hồi, không sao tránh được. Phải đợi sau trường kiếp luân hồi, lại gặp được thân người, gặp được Phật pháp, có thể sanh khởi được tín tâm, sẽ cho rằng những gì Đức Phật nói là thật, không phải giả.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .
“Nếu trong đời quá khứ không tu, thì đối với chánh pháp này không thể nghe được”, nói lại cho chúng ta thêm lần nữa. Không phải trong nhiều đời kiếp quá khứ tu học tích lũy công đức, thì chúng ta không thể nghe được bộ kinh này, vì sao vậy? Vì không hoan hỷ, nghe rồi cảm thấy ghét, không thích kinh này, không có nhân duyên với kinh này, không có nhân duyên với pháp môn này. Trái lại chúng ta có duyên với kinh này, có thể sanh tâm hoan hỷ, chứng tỏ trong quá khứ thiện căn của chúng ta vô cùng sâu dày, bây giờ được Chư Phật Như Lai gia trì. Tại sao chúng ta vẫn không thể khế nhập? Do tập khí phiền não quá nặng. Chúng ta nghe hiểu nhưng không thực hành, nghe hiểu phải thật sự thực hành, mới nhập vào cảnh giới.
Tôi biết, người như Lưu Tố Vân có rất nhiều, nhưng đều chưa gặp mặt. Có tin tức truyền đến chỗ tôi, những người này đều khoảng mười năm “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”.
“Đã từng cúng dường Chư Như Lai”, chính là ở trước nói “đã từng cúng dường vô lượng Chư Phật”. Ở trước trong văn xuôi nói, đây là dùng kệ tụng để nói lại một lần nữa. “Người như thế, rộng trồng thiện căn, lại nhờ oai lực Như Lai gia trì, nên có thể hoan hỷ tin vào điều này”. Hoan hỷ này là gì? Tin thiện căn phát khởi, Phật lực gia trì. Sanh hoan hỷ, sanh hoan hỷ sẽ thực hành, họ sẽ có hành động.
Như Kinh Kim Cang nói: “Sau khi Như Lai diệt độ, sau 500 sau”. Đây là chỉ thời đại hiện nay của chúng ta, trong pháp thế gian chúng ta gọi là vận mệnh. Người thế gian năm năm thay đổi vận mệnh một lần. Trong đời này có 5 năm tốt nhất, cũng có 5 năm xấu nhất. Thế Tôn là 500 năm chuyển vận một lần, năm nhân với 500 năm, là 2500 năm sau, chính là nói hiện nay. Trong thời đại này còn có “trì giới tu phước”, còn thích làm điều này. “Đối với chương cú có thể sanh tín tâm, lấy điều này là thật. Nên biết người này, không phải chỉ trồng thiện căn với một vị Phật, hai vị Phật, ba bốn năm vị Phật, mà đã trồng chư thiện căn với vô lượng ngàn vạn chư Phật”. Đây là lời trong Kinh Kim Cang nói.
Nhân duyên trong quá khứ của chúng ta phải chăng là đây? Không phải. “Trồng các thiện căn với vô lượng ngàn vạn Chư Phật”, họ có thể trì giới tu phước, điều này chúng ta có. “Đối với chương cú có thể sanh tín tâm”, chúng ta còn thua một bậc, điều này chúng ta chưa làm được. Không thể nói không có thiện căn, mà thiện căn chưa đủ, không thể sanh khởi tâm hoan hỷ.
Đọc nhiều, thường đọc những kinh văn này, lại dùng nó để quán chiếu khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác của bản thân. Bản thân nhất định rất may mắn, trong đời quá khứ có tu, cũng sanh tâm hổ thẹn tôi tu chưa đủ. Chỗ chưa đủ có thể bổ túc vào, chỉ cần trong đời này chúng ta dõng mãnh tinh tấn, là có thể bổ túc được. Cần bao nhiêu thời gian để bổ túc? Đó phải xem sự tinh tấn hay giải đãi của mỗi người. Nếu tinh cần, thì rất nhanh sẽ bổ túc được; nếu biếng nhác thì thời gian dài hơn một chút. Vì sao vậy? Vì công đức niệm Phật này không thể nghĩ bàn, chân tâm, không phải tam tâm.
Niệm một câu Phật hiệu, có thể tiêu tội nghiệp sanh tử trong 80 ức kiếp. Điều này không phải giả, Đức Phật không gạt người, từng câu từng chữ của Đức Phật đều là thật. Ngày nay chúng ta niệm Phật, không tiêu được một tội. Người ta một câu Phật hiệu, tiêu tội nặng sanh tử trong 80 ức kiếp, đó là niệm như thế nào? Ấn Quang đại sư nói là nhờ tâm thành kính, tâm quý vị có vạn phần thành kính, có thể tiêu vạn phần tội nghiệp; một phần thành kính có thể tiêu một phần tội nghiệp; mười phần thành kính có thể tiêu mười phần tội nghiệp, đạo lý chính là như vậy.
Chúng ta không có tâm thành kính, nên niệm Phật mà không được lợi ích. Quý vị xem, niệm Phật nhưng vọng niệm xen tạp vào trong đó, vọng niệm phá hoại công phu niệm Phật của chúng ta. Không thể nói không có lợi ích, lợi ích không lớn, không thấy được hiệu quả của nó. Nếu như không có tạp niệm, gọi là nhất tâm thanh tịnh, tâm bồ đề, bình đẳng, từ bi. Trong câu Phật hiệu này có chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi, cảm ứng đạo giao với Phật. Tức một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật. Tâm định, trong tâm thật sự có Phật, mỗi tiếng mỗi niệm đều cầu sanh Tịnh độ. Chúng ta đại đa số không được, niệm Phật là một chuyện, nhưng đối với thế gian này vô cùng lưu luyến, việc gì cũng muốn quản, không buông bỏ được điều gì. Niệm Phật như vậy chỉ kết nhân duyên với Phật A Di Đà, tương lai nhất định thành tựu, nhưng không biết đến khi nào.
Trong phần chú đầu trang của Kinh Vô Lượng Thọ, thầy Lý nói: Đời này không thể vãng sanh, không tránh khỏi trường kiếp luân hồi, không sao tránh được. Phải đợi sau trường kiếp luân hồi, lại gặp được thân người, gặp được Phật pháp, có thể sanh khởi được tín tâm, sẽ cho rằng những gì Đức Phật nói là thật, không phải giả.
- Category
- Giảng Pháp
Comments