Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 66
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Con người thời nay thật đáng thương, không biết được mình đến thế gian này để làm gì, thật đáng thương ! Đến thế gian này tự tư tự lợi, tranh danh đoạt lợi, họ đến thế gian này để làm gì ? Đến thế gian này tạo ác nghiệp, để chuẩn bị đi đâu ? chuẩn bị về ba đường ác. Quí vị nghĩ xem có oan ức không ? Trong đạo Phật nói được thân người rồi, cần nên làm gì ? Ở cõi nhân gian nghiêm chỉnh tu tập, hướng thượng vươn lên, kiếp này ở cõi người, kiếp sau ở cõi trời. Cõi trời có 28 tầng, từng tầng vươn lên, sau đó siêu việt luân hồi lục đạo, chứng quả A La hán. Như thế mới không uổng một kiếp được làm người. Nếu không hiểu được đạo lý này mà làm càn làm bậy, thuận theo tập khí phiền não của mình thì phiền phức lớn, lai sanh chắc chắn ở tam đồ.
Tam đồ khổ, thời gian ở tam đồ dài. Vì sao vậy ? Vì nghiệp chướng của mình phải tiêu trừ hết, tiêu trừ hết rồi mới được ra khỏi tam đồ trở lại cõi người. Có được cơ hội lần nữa, quí vị phải hướng thượng vươn lên. Nếu không gặp được thiện duyên, mà gặp phải những tập khí ác, vẫn còn những tập khí ác trong tam đồ, lại gặp phải ác duyên thì phiền phức to. Cho nên ở cõi người được mấy ngày lại phải trở về ác đạo, trở về tam đồ rồi. Chẳng phải trong kinh Địa Tạng có nói như vậy sao ? Mới ra được mấy ngày, sao lại trở về đó nữa rồi? Sự việc này chúng ta cũng thường thấy.
Chư Phật Bồ Tát thấy lỗi mà không trách điều này cũng rất tự nhiên. Thôi được, ngươi cứ đi vài vòng, đi mệt rồi thì ngươi sẽ giác ngộ, nghĩ rằng mình không thể làm nữa, khổ quá rồi, không thể làm nữa. Như thế quí vị mới nghĩ đến chuyện hướng thượng vươn lên. Niềm vui hướng thượng vươn lên đó, nói thiệt với quí vị, người thường không thể nào tưởng tượng được đâu, trong đó có chân lạc đấy. Ăn uống vui chơi ở thế gian này, tôi thường ví nó là hút thuốc phiện, hút á phiện, chứ chẳng phải là chân lạc, chỉ cho con người chút cảm giác lâng lâng thôi. Học tam giáo Thích Đạo Nho đó mới là chân lạc. Cũng có nghĩa là không đi ngược lại luân lý, đạo đức, nhân quả, đó mới là chân lạc.
Tụng kinh bái sám có tiền, coi trọng đồng tiền thì tiêu rồi. Tiền xu thời xưa, người xưa đúng là có trí, tiền xu ngày xưa hình tròn, ở giữa có lỗ hình vuông, nó giống cái gì? Giống như cái gông, khi phạm tội phải đeo vào cổ vậy. Tạo hình này dạy quí vị khi thấy tiền, phải biết rằng nó không phải là vật tốt. Chẳng thể không cần, nhưng phải hết sức cẩn thận, cho nên nó có dụng ý. Quí vị thấy chữ “tiền”, đứng về mặt văn tự, một bên là kim, một bên là hai con dao. Hai con dao nghĩa là gì? Là hai người tranh dành nhau. Nhìn chữ đó là bảo ta phải hết sức cẩn thận, không tốt đâu. Người mà mắt chỉ thấy tiền thì tiêu đời rồi, mắt thấy tiền đó là địa ngục a tỳ. Quí vị nên biết, trong một hình tròn, ở giữa có lỗ vuông, đó là cửa địa ngục đấy, sao quí vị lại chui vào đó?
Ngày nay in thành ngân phiếu, thành tiền giấy. Ai dùng tiền giấy vậy ? Quỷ dùng chứ không phải người dùng đâu. Từ đó cho thấy người xưa rất có trí, người thời nay không thể nào sánh kịp.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Con người thời nay thật đáng thương, không biết được mình đến thế gian này để làm gì, thật đáng thương ! Đến thế gian này tự tư tự lợi, tranh danh đoạt lợi, họ đến thế gian này để làm gì ? Đến thế gian này tạo ác nghiệp, để chuẩn bị đi đâu ? chuẩn bị về ba đường ác. Quí vị nghĩ xem có oan ức không ? Trong đạo Phật nói được thân người rồi, cần nên làm gì ? Ở cõi nhân gian nghiêm chỉnh tu tập, hướng thượng vươn lên, kiếp này ở cõi người, kiếp sau ở cõi trời. Cõi trời có 28 tầng, từng tầng vươn lên, sau đó siêu việt luân hồi lục đạo, chứng quả A La hán. Như thế mới không uổng một kiếp được làm người. Nếu không hiểu được đạo lý này mà làm càn làm bậy, thuận theo tập khí phiền não của mình thì phiền phức lớn, lai sanh chắc chắn ở tam đồ.
Tam đồ khổ, thời gian ở tam đồ dài. Vì sao vậy ? Vì nghiệp chướng của mình phải tiêu trừ hết, tiêu trừ hết rồi mới được ra khỏi tam đồ trở lại cõi người. Có được cơ hội lần nữa, quí vị phải hướng thượng vươn lên. Nếu không gặp được thiện duyên, mà gặp phải những tập khí ác, vẫn còn những tập khí ác trong tam đồ, lại gặp phải ác duyên thì phiền phức to. Cho nên ở cõi người được mấy ngày lại phải trở về ác đạo, trở về tam đồ rồi. Chẳng phải trong kinh Địa Tạng có nói như vậy sao ? Mới ra được mấy ngày, sao lại trở về đó nữa rồi? Sự việc này chúng ta cũng thường thấy.
Chư Phật Bồ Tát thấy lỗi mà không trách điều này cũng rất tự nhiên. Thôi được, ngươi cứ đi vài vòng, đi mệt rồi thì ngươi sẽ giác ngộ, nghĩ rằng mình không thể làm nữa, khổ quá rồi, không thể làm nữa. Như thế quí vị mới nghĩ đến chuyện hướng thượng vươn lên. Niềm vui hướng thượng vươn lên đó, nói thiệt với quí vị, người thường không thể nào tưởng tượng được đâu, trong đó có chân lạc đấy. Ăn uống vui chơi ở thế gian này, tôi thường ví nó là hút thuốc phiện, hút á phiện, chứ chẳng phải là chân lạc, chỉ cho con người chút cảm giác lâng lâng thôi. Học tam giáo Thích Đạo Nho đó mới là chân lạc. Cũng có nghĩa là không đi ngược lại luân lý, đạo đức, nhân quả, đó mới là chân lạc.
Tụng kinh bái sám có tiền, coi trọng đồng tiền thì tiêu rồi. Tiền xu thời xưa, người xưa đúng là có trí, tiền xu ngày xưa hình tròn, ở giữa có lỗ hình vuông, nó giống cái gì? Giống như cái gông, khi phạm tội phải đeo vào cổ vậy. Tạo hình này dạy quí vị khi thấy tiền, phải biết rằng nó không phải là vật tốt. Chẳng thể không cần, nhưng phải hết sức cẩn thận, cho nên nó có dụng ý. Quí vị thấy chữ “tiền”, đứng về mặt văn tự, một bên là kim, một bên là hai con dao. Hai con dao nghĩa là gì? Là hai người tranh dành nhau. Nhìn chữ đó là bảo ta phải hết sức cẩn thận, không tốt đâu. Người mà mắt chỉ thấy tiền thì tiêu đời rồi, mắt thấy tiền đó là địa ngục a tỳ. Quí vị nên biết, trong một hình tròn, ở giữa có lỗ vuông, đó là cửa địa ngục đấy, sao quí vị lại chui vào đó?
Ngày nay in thành ngân phiếu, thành tiền giấy. Ai dùng tiền giấy vậy ? Quỷ dùng chứ không phải người dùng đâu. Từ đó cho thấy người xưa rất có trí, người thời nay không thể nào sánh kịp.
- Category
- Giảng Pháp
Comments