Đáng sợ nhất là khen mình chê người. Đây là lỗi mà tất cả chúng sanh rất dễ dàng phạm phải.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
18 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 586
Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không


Vô đắc hủy thất”, trong việc hủy này đáng sợ nhất là khen mình chê người. Đây là lỗi mà tất cả chúng sanh rất dễ dàng phạm phải. Luôn cho rằng bản thân hơn hẳn người khác, tâm ngạo mạn sanh khởi rồi, tâm tật đố sanh khởi rồi. Phải nên biết, ngạo mạn tật đố là hủy Phật Pháp, là đang diệt Phật Pháp, điều này phải nên biết. Biết bao người, tôi đang hộ trì, tôi đang hoằng dương, nhưng cũng đang hủy báng, cũng đang chướng ngại. Cho nên việc tu học của chúng ta thường biến thành điều gì? Tội phước huề vốn. Học suốt một đời đến cuối cùng không có thành tích gì đáng nói, cho nên còn phải chịu nghiệp báo, thiện có thiện báo, ác có ác báo, nghiệp nhân quả báo không sai mảy may, quí vị không có cách gì lọt qua được. Đặc biệt trong thế hệ chúng ta đây, lúc nào nơi nào chỉ cần cẩn thận quí vị sẽ nhìn thấy. Đến lúc quí vị thấy rồi, tâm lo sợ liền sanh khởi. Tôi phải có thành tựu, tôi không thể phạm những sai lầm này. Nếu như tôi luôn luôn phạm phải những sai lầm này, bản thân ngay trong đời này nhất định không thể thành tựu được. Hoằng pháp hộ pháp làm một đời này vẫn phải đến đường ác. Đến trong đường ác, cũng còn may là hôm nay quí vị học Phật, đọa đến đường ác chịu tội cũng có nhẹ hơn một chút, không thể không chịu tội.
Nghĩ xem Đề bà đạt đa, Phật Thích Ca Mâu Ni tại thế, ông cùng Phật Thích Ca Mâu Ni là anh em họ, xuất gia với Phật, có một ý niệm bất thiện, nhìn thấy Phật được rất nhiều người cung kính, ông liền sanh tâm tật đố, luôn nghĩ bản thân mình một ngày nào đó có thể thay thế được Phật. Bản thân cũng giảng kinh thuyết pháp, cũng có không ít tín chúng theo ông. Ông giảng kinh hủy báng Phật Thích Ca Mâu Ni, lập ra chủ trương kỳ quái, phê bình Phật Thích Ca Mâu Ni. Đây chính là làm trái với bổn sư, lìa kinh phản đạo. Còn muốn hại Phật Thích Ca Mâu Ni, đặt Phật Thích Ca Mâu Ni vào chỗ chết. Trong tội ngũ nghịch có một tội là làm thân Phật chảy máu, chính là câu chuyện của Đề bà đạt đa. Đoàn thể của Thế Tôn trú trong rừng hoang vu, ngủ dưới gốc cây một đêm, mỗi ngày đến tụ lạc, chính là chúng ta nói đi khất thực nơi thôn quê thành thị, con đường họ đi Đề bà đạt đa rất quen thuộc, đúng lúc Ngài phải đi ngang qua vách núi cao, cho nên Đề bà đạt đa liền đứng trên đỉnh núi, chuẩn bị một tảng đá rất lớn, Phật đi khất thực đi ngang qua dưới núi, ông đẩy tảng đá xuống, muốn đè chết Phật. Phật phước báo rất lớn, có thần hộ pháp bảo hộ, lúc đẩy tảng đá xuống Bồ Tát Vi đà ở trong không trung, dùng chày kim cang chặn lại, tảng đá liền bể ra, tảng đá bể ra đè lên mu bàn chân của Phật Thích Ca Mâu Ni, làm chảy máu, rồi để lại một vết thương, làm thân Phật chảy máu, là một trong năm tội nghịch. Đây là muốn mưu hại thầy mình, xuất phát từ nguyên nhân gì? Xuất phát từ tật đố chướng ngại, muốn thay thế ngài, nên tạo tội nghiệp nặng như vậy. Cho nên Phật liền giải thích rõ ràng cho mọi người, sau khi chết sẽ bị đọa vào địa ngục vô gián, địa ngục a tỳ. A tỳ là tiếng phạn, tức là địa ngục vô gián. Năm loại tội nghiệp đọa vào địa ngục này, năm loại tội nghiệp, đầu tiên là giết mẹ, thứ hai là giết cha, thứ ba là giết A la hán, A la hán tiêu biểu cho thầy giáo, thứ tư là làm thân Phật chảy máu, điều này tiêu biểu cho cái gì? diệt Phật Pháp, thứ năm là phá tăng hòa hợp. Một đoàn thể tu hành rất tốt rất như pháp, quí vị đồn thổi dựng chuyện để phá hoại, làm cho đại chúng sanh khởi hoài nghi đối với họ, không đến đạo tràng của họ nữa. Năm loại tội này gọi là ngũ nghịch tội, còn nghiêm trọng hơn cả thập ác. Thập ác đọa địa ngục, ngũ nghịch này đọa vào địa ngục vô gián, dễ dàng phạm hay không? Rất dễ dàng phạm. Cho nên phải chăm chỉ học tập, nhất định không có tư tâm, không có tham, sân, si, mạn, không có tật đố tổn hại. Quí vị mới có thể vĩnh viễn không thoái chuyển nơi chánh pháp. Chúng ta bị người khác hại cũng không sao, tuyệt đối không thể hại người khác. Đạo lý này chúng ta phải hiểu những điều cổ đức khuyên dạy chúng ta.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment