Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 511
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.
Bản thân nghĩ xem dùng phương pháp nào để bảo hộ bản thân? Quan trọng nhất không có gì ngoài bảo hộ bản thân không bị nhiễm ô. Giống như bịnh truyền nhiễm ngày nay vậy, không bị lây nhiễm. Phương pháp Tịnh Tông ổn định, cắm ba rễ này, chắc chắn sẽ không làm trái. Chắc chắn phải cầu bản thân, y giáo phụng hành một cách nghiêm khắc, một môn thâm nhập. Một môn này chính là một câu danh hiệu Phật, sáu chữ hồng danh, niệm niệm không bỏ. Bất luận lúc nào, bất luận ở đâu, bất luận trong hoàn cảnh nào, trong tâm chỉ là một câu A Di Đà Phật, niệm niệm không bỏ. Không có tạp niệm thẩm thấu vào, quí vị đã thành công rồi. Đây gọi là “một lòng tu đạo, để cầu giải thoát”. Nhớ kỷ không thể có hai tâm. Có hai tâm ba tâm đạo của quí vị liền bị phá hoại. Giải thoát liền biến thành hữu danh vô thực, vẫn tạo lục đạo luân hồi.
Câu dưới đây nên nhớ kỹ: nháy mắt vô thường đã đến, thọ mạng hết rồi, lúc đó kêu than cũng vô ích, đã muộn quá rồi. Lúc nào vô thường đến, bản thân phải có cảnh giác, lúc nào cũng có thể đến. Vô thường này chính là chết.
Ngày nay trên thế gian này, tai họa nhiều như vậy, ai biết được lúc nào sẽ gặp phải? Chúng ta thường thấy chim thú rời hang tổ của chúng, chúng ra ngoài kiếm thức ăn, chúng có thể an toàn trở về hay không? Không chắc chắn. Rất có thể sau khi ra ngoài bị động vật khác ăn thịt, bị người sát hại, đây chính là vô thường đến, thọ mạng đã hết. Chúng ta ở trên thế gian này, cũng có khác gì đâu? Cho nên chúng ta nếu nghĩ ngày mai, nếu nghĩ sang năm, thì lâu quá. Đó gọi là vọng tưởng. Người thực sự thành công làm Phật làm Tổ, họ không nghĩ ngày mai, họ không nghĩ sang năm, cũng không nghĩ quá khứ, họ chỉ nắm bắt hiện tại.
Ngày nay gặp được Phật Pháp, duyên Phật quá mỏng, duyên ở thế gian này quá dày, hơn nữa, lực lượng rất lớn. Quí vị không ngăn được mê hoặc, những thứ này vừa đến quí vị liền thay lòng, quí vị liền cải đạo. Sự việc này từ xưa đến nay không biết bao nhiêu người có thể kiên trì đến cùng, không ai không thành tựu. Không thể kiên trì, giữa đường thối tâm, đâu đâu cũng có. Học Phật vì sao bị đọa lạc? Nguyên nhân là chỗ này vậy. Điều này chúng ta không thể không biết. Sau khi biết rồi làm thế nào để ngăn ngừa? Làm thế nào để đối phó? Đều là do nơi thành bại của bản thân trong đời này. Phật Pháp tôi dùng là mỗi ngày không thể xa rời kinh Phật. Kinh Phật là lời giáo huấn của Phật Đà. Tôi ngày ngày đều đọc, ngày ngày không xa rời. Để kinh Phật ngày ngày nhắc nhở tôi. Cổ nhân cho rằng: ba ngày không đọc sách thánh hiền, mặt mày đáng ghét. Quí vị liền bị hoàn cảnh bên ngoài làm nhiễm ô. Không những phải đọc, mà còn phải giảng. Vì sao vậy? Giảng, quí vị phải thật đọc, bởi vì quí vị phải chuẩn bị để giảng cho người khác nghe. Lại còn tiếp nhận sự hỏi đáp của người khác, ép quí vị không dụng công, không chuyên tâm là không được. Đương nhiên trong đây có một nhân tố rất quan trọng. Quí vị phải buông xả danh văn lợi dưỡng. Thứ này không buông xuống là chướng ngại nghiêm trọng của quí vị. Quí vị muốn làm cũng không làm được. Điều này không thể không biết vậy.
Tập 511
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.
Bản thân nghĩ xem dùng phương pháp nào để bảo hộ bản thân? Quan trọng nhất không có gì ngoài bảo hộ bản thân không bị nhiễm ô. Giống như bịnh truyền nhiễm ngày nay vậy, không bị lây nhiễm. Phương pháp Tịnh Tông ổn định, cắm ba rễ này, chắc chắn sẽ không làm trái. Chắc chắn phải cầu bản thân, y giáo phụng hành một cách nghiêm khắc, một môn thâm nhập. Một môn này chính là một câu danh hiệu Phật, sáu chữ hồng danh, niệm niệm không bỏ. Bất luận lúc nào, bất luận ở đâu, bất luận trong hoàn cảnh nào, trong tâm chỉ là một câu A Di Đà Phật, niệm niệm không bỏ. Không có tạp niệm thẩm thấu vào, quí vị đã thành công rồi. Đây gọi là “một lòng tu đạo, để cầu giải thoát”. Nhớ kỷ không thể có hai tâm. Có hai tâm ba tâm đạo của quí vị liền bị phá hoại. Giải thoát liền biến thành hữu danh vô thực, vẫn tạo lục đạo luân hồi.
Câu dưới đây nên nhớ kỹ: nháy mắt vô thường đã đến, thọ mạng hết rồi, lúc đó kêu than cũng vô ích, đã muộn quá rồi. Lúc nào vô thường đến, bản thân phải có cảnh giác, lúc nào cũng có thể đến. Vô thường này chính là chết.
Ngày nay trên thế gian này, tai họa nhiều như vậy, ai biết được lúc nào sẽ gặp phải? Chúng ta thường thấy chim thú rời hang tổ của chúng, chúng ra ngoài kiếm thức ăn, chúng có thể an toàn trở về hay không? Không chắc chắn. Rất có thể sau khi ra ngoài bị động vật khác ăn thịt, bị người sát hại, đây chính là vô thường đến, thọ mạng đã hết. Chúng ta ở trên thế gian này, cũng có khác gì đâu? Cho nên chúng ta nếu nghĩ ngày mai, nếu nghĩ sang năm, thì lâu quá. Đó gọi là vọng tưởng. Người thực sự thành công làm Phật làm Tổ, họ không nghĩ ngày mai, họ không nghĩ sang năm, cũng không nghĩ quá khứ, họ chỉ nắm bắt hiện tại.
Ngày nay gặp được Phật Pháp, duyên Phật quá mỏng, duyên ở thế gian này quá dày, hơn nữa, lực lượng rất lớn. Quí vị không ngăn được mê hoặc, những thứ này vừa đến quí vị liền thay lòng, quí vị liền cải đạo. Sự việc này từ xưa đến nay không biết bao nhiêu người có thể kiên trì đến cùng, không ai không thành tựu. Không thể kiên trì, giữa đường thối tâm, đâu đâu cũng có. Học Phật vì sao bị đọa lạc? Nguyên nhân là chỗ này vậy. Điều này chúng ta không thể không biết. Sau khi biết rồi làm thế nào để ngăn ngừa? Làm thế nào để đối phó? Đều là do nơi thành bại của bản thân trong đời này. Phật Pháp tôi dùng là mỗi ngày không thể xa rời kinh Phật. Kinh Phật là lời giáo huấn của Phật Đà. Tôi ngày ngày đều đọc, ngày ngày không xa rời. Để kinh Phật ngày ngày nhắc nhở tôi. Cổ nhân cho rằng: ba ngày không đọc sách thánh hiền, mặt mày đáng ghét. Quí vị liền bị hoàn cảnh bên ngoài làm nhiễm ô. Không những phải đọc, mà còn phải giảng. Vì sao vậy? Giảng, quí vị phải thật đọc, bởi vì quí vị phải chuẩn bị để giảng cho người khác nghe. Lại còn tiếp nhận sự hỏi đáp của người khác, ép quí vị không dụng công, không chuyên tâm là không được. Đương nhiên trong đây có một nhân tố rất quan trọng. Quí vị phải buông xả danh văn lợi dưỡng. Thứ này không buông xuống là chướng ngại nghiêm trọng của quí vị. Quí vị muốn làm cũng không làm được. Điều này không thể không biết vậy.
- Category
- Giảng Pháp
Comments