Không có tín, không có nguyện thì dù niệm Phật nhiều cũng vô dụng, không thể vãng sanh.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
3 Views
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 252
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Sanh Tử Quan Trọng Nhất .
Tín Nguyện Quan Trọng Nhất.
Niệm Phật Quan Trọng Nhất.
Vãng Sanh Quan Trọng Nhất.
Nghe Pháp Quan Trọng Nhất.
Buông Xả Quan Trọng Nhất.
Tâm Thanh Tịnh Quan Trọng Nhất.

A Mi Đà Phật

Không có tín, không có nguyện thì dù niệm Phật nhiều cũng vô dụng, không thể vãng sanh. Đây là điều chúng ta không thể không biết.

Bồ đề tâm chính là tin thật nguyện thiết, không thể thiếu. “Hựu do thử bồ đề tâm, nhi trì danh hiệu, nãi vi chánh hành”. Không có tâm bồ đề trì danh hiệu, không thể vãng sanh. Ta còn tham luyến đối với thế gian này, còn phân biệt chấp trước, chưa triệt để buông bỏ thì dù niệm danh hiệu Phật có nhiều, niệm có tốt đến đâu cũng không thể vãng sanh.

Ở đây Ngẫu Ích đại sư nói rất hay nếu không có tín, không có nguyện, thì cho dù trì niệm danh hiệu này đến gió thổi không vào, mưa rời không ướt, đây là ví dụ, “như đồng tường thiết bích tương tợ, diệc vô đắc sanh chi lý, bất năng vãng sanh”, không có tín, không có nguyện thì dù niệm Phật nhiều cũng vô dụng, không thể vãng sanh. Đây là điều chúng ta không thể không biết.

“Phản chi”, trái lại tuy phát tâm bồ đề, nhưng không có nguyện hạnh cầu sanh Tịnh độ, tu pháp môn khác không phải căn cơ của Tịnh độ cũng không thể vãng sanh, đây là điều chúng ta cần phải biết. Chúng ta thường phản tỉnh, phải chăng mình thuộc hạng chúng sanh này. Tâm bồ đề cũng đã phát, tuy đã phát tâm bồ đề, đối với Phật pháp năng tin năng giải, nhưng không có nguyện vọng cầu sanh Tịnh độ, hạng người tu hành này rất nhiều.

Quan trọng nhất là tâm mình. Vì thế trong kinh nói tâm duyên sau cùng là giác định. Điều này ở sau chúng ta sẽ đọc đến, chính là trong phẩm này.
Tâm quan trọng hơn bất kỳ điều gì. Tâm nhất định phải thuần tịnh thuần thiện, tuyệt đối không để cảnh giới bên ngoài làm ô nhiễm tâm chúng ta. Cảnh giới bên ngoài tốt không có tham luyến. Cảnh giới bên ngoài không tốt không có oán hận. Luôn luôn giữ được bình thường tâm, bình thường tâm là chân tâm. Bị cảnh giới bên ngoài làm ô nhiễm là vọng tâm, chân tâm không bị ô nhiễm. Cũng tức là mỗi thời khắc đều nên bảo hộ chân tâm, không để bên ngoài làm ô nhiễm. Phương pháp tốt nhất là ngày ngày đọc tụng đại thừa.
Nếu cảm thấy trong tâm tôi đã bị ô nhiễm không còn tự tại. Tâm động, quý vị liền niệm Phật, tụng kinh, như vậy có thể trở lại bình thường. Bình thường là hỷ duyệt, là trí huệ, là đức năng, đương nhiên là tướng hảo. Vì sao vậy? Tướng tùy tâm chuyển. Tâm tốt tướng sẽ tốt, tâm mạnh khỏe thân liền mạnh khỏe, đây là đạo lý nhất định. Tâm thanh tịnh tâm liền thanh tịnh, chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này. Tu hành là tu cái gì? Chính là tu điều này.

Nhân duyên thù thắng này không dễ có được, chúng ta nên quý trọng.
Bộ chú giải của Hoàng Niệm Tổ thật hiếm có. Chúng ta đọc bộ chú giải này đồng nghĩa là đã đọc các kinh điển luận chú liên quan đến Tịnh độ, có hơn 190 loại. Vì thế sau khi đã đọc xong, trong vô tình đối với những lời khai thị và giáo huấn của các bậc cổ đức trong đạo Phật, trong cuốn chú giải này chúng ta đều đọc được hết. Giúp chúng ta tín nguyện kiên cố, khuyến khích chúng ta nhất hướng chuyên niệm, điều này thật hiếm có.
Chúng ta biết, bất luận mình là hiền hay ngu, là thượng căn hay hạ căn, đều nên nhất môn thâm nhập trường thời huân tu, không nên pháp môn nào cũng học. Vì sao vậy? Vì không kịp thời gian nữa. Nhất môn thâm nhập trường thời huân tu chúng ta sẽ thành tựu, chúng ta có niềm tin thành tựu. Tham học quá nhiều, chúng ta sẽ bị phân tâm, thời gian của chúng ta không đủ dùng, tinh lực cũng bị phân tán. Nói cách khác không chắc chắn thành tựu. Chỉ có thể nói rằng, đối với thường thức Phật học được phong phú hơn một chút, còn tự mình rất khó thành tựu. Một chút Phật học thường thức này thì làm được gì? Có lợi ích gì? Thực tế mà nói, không có lợi ích gì.
Thật vậy, tổ sư thường khuyên chúng ta, Đức Phật cũng khuyên chúng ta trước phải thành tựu chính mình. Chính mình thành tựu sau đó độ chúng sanh. Nếu không thì lãng phí tinh thần, tinh lực, thời gian của mình, chướng ngại việc vãng sanh trong đời này của mình, điều này không thể không nỗ lực tư duy. Vì thế không có tâm nguyện cầu sanh Tịnh độ, tu học gọi là quảng học đa văn, đây cũng không thể vãng sanh.
“Thị cố kinh trung, tam bối vãng sanh, câu vân phát bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm”. Tam bối là thượng bối, trung bối và hạ bối. Thượng bối là thượng căn lợi trí. Hạ bối là phàm phu bình thường. Trong kinh khuyên chúng ta chính là câu: phát bồ đề tâm nhất hướng chuyên niệm. Thượng căn phải chuyên niệm, trung căn phải chuyên niệm, hạ hạ căn thì không cần phải nói nữa. Ngoài nhất hướng chuyên niệm ra quý vị tu không thành.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment