Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 417
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Hiện nay chúng ta đọc kinh Đại Thừa, chứng ngộ không có, nhưng thực sự có giải ngộ. Nghĩa thú trong kinh Đại Thừa nói chúng ta có thể lãnh hội được. Vậy phải nhờ vào điều gì? Phải nhờ vào chân thành, Ấn Quang Đại sư thường nói hai chữ “thành kính”, chân thành, cung kính. Không có tâm chân thành cung kính, đọc Đại Thừa cả đời cũng không đạt được giải ngộ. Giải ngộ này chính là điều đã nói trong bài kệ khai kinh: “nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”. Không có thành kính, người đó sẽ rất ngạo mạn, hiếu thắng, tham trước danh văn lợi dưỡng. Việc gì cũng luôn cho mình là đúng, hời hợt nóng nảy. Người như vậy, nghe kinh một đời cũng sẽ không hiểu. Điều này chúng ta nên biết vậy. Việc của người khác biết hay không cũng không hề gì, việc mình phải nên biết. Bản thân mình đời này có thể thành tựu hay không, trong quá trình tu học chúng sanh xảy ra vấn đề gì không, điều đó phải để ý cẩn thận. Đầu tiên bản thân chúng ta hiểu được, bản thân không phải là hàng thượng thượng căn. Làm sao biết được không phải là hàng thượng thượng căn? Phải dùng hai chữ thành kính này để làm tiêu chuẩn. Chúng ta chưa làm được. Chân thành cung kính chúng ta có, không phải không có, chưa đạt đến tiêu chuẩn. Chúng ta chỉ có hai ba phần tâm cung kính. Thực sự cũng đã tốt lắm rồi. Thời đại ngày nay, người không có phần cung kính nào nhiều lắm, nhiều lắm, phổ biến đều như vậy. Vì sao ngày nay Phật Pháp suy đồi đến mức độ này? Không phải không có người học, người học rất nhiều. Về mặt thành tựu, thì đời trước hơn đời sau rất nhiều. Nguyên nhân ở đâu? Chúng ta nhất định phải biết. Tâm thành kính của chúng ta không sánh bằng những thầy giáo thế hệ trước. Thế hệ trước chúng ta như Hoàng Niệm Tổ, thầy Lý, chúng ta không thể nào sánh được với họ, thế hệ trước hơn nữa càng không cần phải nói. Thế hệ trước hơn nữa như Đế Nhàn Lão hòa thượng, Hư Vân pháp sư, Hạ Liên Cư cư sĩ, đó đều là thế hệ trước nữa. Thực sự khách quan mà quan sát, đời sau không bằng đời trước. Phật Pháp hưng thịnh thì đời sau tốt hơn đời trước, thế hệ sau hay hơn thế hệ trước, đó là hưng thịnh. Thế hệ sau không bằng thế hệ trước đó là suy đồi. Nguyên nhân là do đâu? Chúng ta cũng có thể hiểu được. Cơ sở giáo dục chúng ta tiếp thu không tốt như thế hệ trước. Thế hệ trước trường tư thục xuất hiện, từ nhỏ đã học qua sách Thánh hiền, học thuộc sách Thánh hiền, thế hệ tôi không còn nữa.
Tập 417
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Hiện nay chúng ta đọc kinh Đại Thừa, chứng ngộ không có, nhưng thực sự có giải ngộ. Nghĩa thú trong kinh Đại Thừa nói chúng ta có thể lãnh hội được. Vậy phải nhờ vào điều gì? Phải nhờ vào chân thành, Ấn Quang Đại sư thường nói hai chữ “thành kính”, chân thành, cung kính. Không có tâm chân thành cung kính, đọc Đại Thừa cả đời cũng không đạt được giải ngộ. Giải ngộ này chính là điều đã nói trong bài kệ khai kinh: “nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”. Không có thành kính, người đó sẽ rất ngạo mạn, hiếu thắng, tham trước danh văn lợi dưỡng. Việc gì cũng luôn cho mình là đúng, hời hợt nóng nảy. Người như vậy, nghe kinh một đời cũng sẽ không hiểu. Điều này chúng ta nên biết vậy. Việc của người khác biết hay không cũng không hề gì, việc mình phải nên biết. Bản thân mình đời này có thể thành tựu hay không, trong quá trình tu học chúng sanh xảy ra vấn đề gì không, điều đó phải để ý cẩn thận. Đầu tiên bản thân chúng ta hiểu được, bản thân không phải là hàng thượng thượng căn. Làm sao biết được không phải là hàng thượng thượng căn? Phải dùng hai chữ thành kính này để làm tiêu chuẩn. Chúng ta chưa làm được. Chân thành cung kính chúng ta có, không phải không có, chưa đạt đến tiêu chuẩn. Chúng ta chỉ có hai ba phần tâm cung kính. Thực sự cũng đã tốt lắm rồi. Thời đại ngày nay, người không có phần cung kính nào nhiều lắm, nhiều lắm, phổ biến đều như vậy. Vì sao ngày nay Phật Pháp suy đồi đến mức độ này? Không phải không có người học, người học rất nhiều. Về mặt thành tựu, thì đời trước hơn đời sau rất nhiều. Nguyên nhân ở đâu? Chúng ta nhất định phải biết. Tâm thành kính của chúng ta không sánh bằng những thầy giáo thế hệ trước. Thế hệ trước chúng ta như Hoàng Niệm Tổ, thầy Lý, chúng ta không thể nào sánh được với họ, thế hệ trước hơn nữa càng không cần phải nói. Thế hệ trước hơn nữa như Đế Nhàn Lão hòa thượng, Hư Vân pháp sư, Hạ Liên Cư cư sĩ, đó đều là thế hệ trước nữa. Thực sự khách quan mà quan sát, đời sau không bằng đời trước. Phật Pháp hưng thịnh thì đời sau tốt hơn đời trước, thế hệ sau hay hơn thế hệ trước, đó là hưng thịnh. Thế hệ sau không bằng thế hệ trước đó là suy đồi. Nguyên nhân là do đâu? Chúng ta cũng có thể hiểu được. Cơ sở giáo dục chúng ta tiếp thu không tốt như thế hệ trước. Thế hệ trước trường tư thục xuất hiện, từ nhỏ đã học qua sách Thánh hiền, học thuộc sách Thánh hiền, thế hệ tôi không còn nữa.
- Category
- Giảng Pháp
Comments