Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 352 - 544
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.
Chư Phật Bồ Tát và nhân loại chúng ta không giống nhau. Nhân loại thấy mọi người hành thiện thì sanh tâm hoan hỷ, nên cổ vũ, khuyến khích họ. Khi tạo ác nghiệp thì sanh tâm sân hận, phải trừng phạt họ. Chư Phật Bồ Tát không như vậy, chư Phật Bồ Tát thấy thiện thấy ác, tâm đều bình đẳng, tâm đều thanh tịnh, các ngài có lý tánh, nhưng cảm tình là bất động, là một tấm lòng nhân ái thuần khiết. Nên chúng sanh này là hưởng phước hay chịu tội, đều là nghiệp lực của chính họ, chư Phật Bồ Tát không có cách nào thay đổi họ.
“Tâm Phật chúng sanh, tam vô sai biệt”. Đây là nói về lý. Nghiệp lực của ta, chư Phật Bồ Tát cũng không có cách nào giúp ta chuyển biến. Chư Phật Bồ Tát có thể dạy chúng ta, nhưng tự chúng ta phải sửa đổi quay đầu. Không cách nào tiêu trừ nghiệp lực cho chúng ta, không tiêu trừ giúp được. Nên ta tạo ác nghiệp nhất định phải chịu ác báo, ta tạo thiện nghiệp nhất định được hưởng phước. Đây chính là nói thiện ác nghiệp đều không thể rời xa luân hồi lục đạo. Rời luân hồi lục đạo phải xả bỏ thiện ác nghiệp báo. Không còn những điều này mới có thể ra khỏi. Có bản lĩnh vượt ra khỏi luân hồi lục đạo, có điều kiện này, chư Phật Bồ tát mới giúp được. Không có điều kiện này, chư Phật Bồ tát không sao giúp được. Điều này không thể không hiểu.
Nên ghi nhớ câu này, chúng ta vốn là Phật. Như vậy thì làm sao các ngài không tiếp dẫn được? Đương nhiên sẽ tiếp dẫn chúng ta. Chỉ là chúng ta nhất thời hồ đồ, tạo tội nghiệp quá nặng, nên không thể làm gì đối với chúng ta. Khi nào nghiệp đó tiêu hết mới có thể thành Phật. Nghiệp đó phải tự mình buông bỏ, chư Phật Bồ Tát không cách nào giúp được. Chúng ta phải hiểu đạo lý này, thấu triệt chân tướng sự thật này, mới hiểu được chư Phật Bồ Tát từ bi bình đẳng, không thiên vị. Các ngài không nói ta đối với người này tốt hơn một chút, đối với người kia kém hơn một chút, không hề có như vậy. Chắc chắn không có phân biệt, không có chấp trước. Nhưng tiếp dẫn thì có trước sau. Đó là do ta có đầy đủ điều kiện hay không, nếu đã đầy đủ điều kiện thì lập tức tiếp dẫn, còn thiếu một chút, thì đợi bổ sung đủ lại đến tiếp dẫn.
Công bình không tự tư, không phân biệt, không chấp trước. Chúng ta ở nơi thế gian này, đối với việc đối nhân xử thế tiếp vật đều cần phải học tập. Giúp người cũng vậy, người này có điều kiện, có thể giúp họ nhiều hơn một chút. Thầy giáo dạy học đối với trường hợp này cũng rất rõ ràng, người này học hành rất chăm chỉ, rất nổ lực thì thầy giáo quan tâm họ nhiều hơn. Người đó giải đãi biếng nhác, nghiệp chướng nặng nề, nghe cũng không hiểu, nên chỉ còn các là tuỳ họ, để họ học được bao nhiêu thì được. Thầy quan tâm săn sóc học trò rất bình đẳng, không có người này hơn người kia. Người bên ngoài không hiểu nên cho rằng, thầy đối với người này tốt, đối với người kia không tốt, thật ra không phải như vậy. Nến nói như thế là hoàn toàn trách lầm, hoàn toàn không hiểu.
Ấn Quang đại sư dạy rằng: người này có mười phần cung kính thì họ sẽ có được mười phần lợi ích. Nếu thầy giáo không cho anh ta mười phần mà cho chín phần là có lỗi với anh ta. Người đó chỉ có một phần thành kính, thầy chỉ cho anh ta một phần, nếu cho hai phần thì anh ta không đủ tư cách tiếp nhận. Điều này nhìn bề ngoài thì hình như có vẻ thiên vị, có vẻ bất công, nhưng không phải thầy giáo bất công, mà học sinh căn tánh bất đồng. Lòng từ bi quan tâm chăm sóc của thầy hoàn toàn bình đẳng. Đạo lý này cần phải hiểu. Như vậy mới thật sự nhận thức được các bậc thánh hiền. Hay nói cách khác, mới thật sự nhận thức người đó là người tốt. Người tốt không có tâm riêng tư, người tốt không có tâm thiên vị. Tâm mình bất chánh thì thấy người khác cũng bất chánh, đây là hiện tượng rất bình thường. Nếu mình là chánh thì thấy gì cũng chánh. Quan trọng nhất là siêng năng tu học, nên nghe kinh nhiều. Người mới học có rất nhiều nghi vấn, mà phạm sai lầm cũng rất nhiều. Như vậy phải làm thế nào? Nên nghe kinh nhiều. Thật sự lý giải, thấu triệt thì những vấn đề này đều được giải quyết. Nghe một lần chưa hiểu cũng không sao, nghe hai lần, ba lần, năm lần, mười lần. Bây giờ có cơ hội thì nên nắm bắt. Cơ hội gì? Khoa học kỷ thuật là cơ hội. Bây giờ chúng ta dùng truyền hình, dùng internet. Cố gắng nắm bắt cơ hội này. Sợ có một ngày như thế nào? Điện không có. Khi đại thiên tai giáng xuống. Sức huỷ diệt của nó đến vệ tinh hay mạng internet cũng không còn. Như vậy phải làm sao? Đã trở về với thời đại nguyên thuỷ. Nên sách và giảng nghĩa rất quan trọng. Những thứ kia không còn thì ta vẫn còn sách để xem.
Lần này chúng ta giảng về Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, cũng viết và in thành sách. Trong thời gian thiên tai xảy đến, thì nó cũng có thể độ người. Đến lúc đó đĩa cũng không còn điện không có thì đĩa hoàn toàn vô dụng. Chúng ta cần phải nghĩ đến tất cả những điều này.
Tập 352 - 544
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.
Chư Phật Bồ Tát và nhân loại chúng ta không giống nhau. Nhân loại thấy mọi người hành thiện thì sanh tâm hoan hỷ, nên cổ vũ, khuyến khích họ. Khi tạo ác nghiệp thì sanh tâm sân hận, phải trừng phạt họ. Chư Phật Bồ Tát không như vậy, chư Phật Bồ Tát thấy thiện thấy ác, tâm đều bình đẳng, tâm đều thanh tịnh, các ngài có lý tánh, nhưng cảm tình là bất động, là một tấm lòng nhân ái thuần khiết. Nên chúng sanh này là hưởng phước hay chịu tội, đều là nghiệp lực của chính họ, chư Phật Bồ Tát không có cách nào thay đổi họ.
“Tâm Phật chúng sanh, tam vô sai biệt”. Đây là nói về lý. Nghiệp lực của ta, chư Phật Bồ Tát cũng không có cách nào giúp ta chuyển biến. Chư Phật Bồ Tát có thể dạy chúng ta, nhưng tự chúng ta phải sửa đổi quay đầu. Không cách nào tiêu trừ nghiệp lực cho chúng ta, không tiêu trừ giúp được. Nên ta tạo ác nghiệp nhất định phải chịu ác báo, ta tạo thiện nghiệp nhất định được hưởng phước. Đây chính là nói thiện ác nghiệp đều không thể rời xa luân hồi lục đạo. Rời luân hồi lục đạo phải xả bỏ thiện ác nghiệp báo. Không còn những điều này mới có thể ra khỏi. Có bản lĩnh vượt ra khỏi luân hồi lục đạo, có điều kiện này, chư Phật Bồ tát mới giúp được. Không có điều kiện này, chư Phật Bồ tát không sao giúp được. Điều này không thể không hiểu.
Nên ghi nhớ câu này, chúng ta vốn là Phật. Như vậy thì làm sao các ngài không tiếp dẫn được? Đương nhiên sẽ tiếp dẫn chúng ta. Chỉ là chúng ta nhất thời hồ đồ, tạo tội nghiệp quá nặng, nên không thể làm gì đối với chúng ta. Khi nào nghiệp đó tiêu hết mới có thể thành Phật. Nghiệp đó phải tự mình buông bỏ, chư Phật Bồ Tát không cách nào giúp được. Chúng ta phải hiểu đạo lý này, thấu triệt chân tướng sự thật này, mới hiểu được chư Phật Bồ Tát từ bi bình đẳng, không thiên vị. Các ngài không nói ta đối với người này tốt hơn một chút, đối với người kia kém hơn một chút, không hề có như vậy. Chắc chắn không có phân biệt, không có chấp trước. Nhưng tiếp dẫn thì có trước sau. Đó là do ta có đầy đủ điều kiện hay không, nếu đã đầy đủ điều kiện thì lập tức tiếp dẫn, còn thiếu một chút, thì đợi bổ sung đủ lại đến tiếp dẫn.
Công bình không tự tư, không phân biệt, không chấp trước. Chúng ta ở nơi thế gian này, đối với việc đối nhân xử thế tiếp vật đều cần phải học tập. Giúp người cũng vậy, người này có điều kiện, có thể giúp họ nhiều hơn một chút. Thầy giáo dạy học đối với trường hợp này cũng rất rõ ràng, người này học hành rất chăm chỉ, rất nổ lực thì thầy giáo quan tâm họ nhiều hơn. Người đó giải đãi biếng nhác, nghiệp chướng nặng nề, nghe cũng không hiểu, nên chỉ còn các là tuỳ họ, để họ học được bao nhiêu thì được. Thầy quan tâm săn sóc học trò rất bình đẳng, không có người này hơn người kia. Người bên ngoài không hiểu nên cho rằng, thầy đối với người này tốt, đối với người kia không tốt, thật ra không phải như vậy. Nến nói như thế là hoàn toàn trách lầm, hoàn toàn không hiểu.
Ấn Quang đại sư dạy rằng: người này có mười phần cung kính thì họ sẽ có được mười phần lợi ích. Nếu thầy giáo không cho anh ta mười phần mà cho chín phần là có lỗi với anh ta. Người đó chỉ có một phần thành kính, thầy chỉ cho anh ta một phần, nếu cho hai phần thì anh ta không đủ tư cách tiếp nhận. Điều này nhìn bề ngoài thì hình như có vẻ thiên vị, có vẻ bất công, nhưng không phải thầy giáo bất công, mà học sinh căn tánh bất đồng. Lòng từ bi quan tâm chăm sóc của thầy hoàn toàn bình đẳng. Đạo lý này cần phải hiểu. Như vậy mới thật sự nhận thức được các bậc thánh hiền. Hay nói cách khác, mới thật sự nhận thức người đó là người tốt. Người tốt không có tâm riêng tư, người tốt không có tâm thiên vị. Tâm mình bất chánh thì thấy người khác cũng bất chánh, đây là hiện tượng rất bình thường. Nếu mình là chánh thì thấy gì cũng chánh. Quan trọng nhất là siêng năng tu học, nên nghe kinh nhiều. Người mới học có rất nhiều nghi vấn, mà phạm sai lầm cũng rất nhiều. Như vậy phải làm thế nào? Nên nghe kinh nhiều. Thật sự lý giải, thấu triệt thì những vấn đề này đều được giải quyết. Nghe một lần chưa hiểu cũng không sao, nghe hai lần, ba lần, năm lần, mười lần. Bây giờ có cơ hội thì nên nắm bắt. Cơ hội gì? Khoa học kỷ thuật là cơ hội. Bây giờ chúng ta dùng truyền hình, dùng internet. Cố gắng nắm bắt cơ hội này. Sợ có một ngày như thế nào? Điện không có. Khi đại thiên tai giáng xuống. Sức huỷ diệt của nó đến vệ tinh hay mạng internet cũng không còn. Như vậy phải làm sao? Đã trở về với thời đại nguyên thuỷ. Nên sách và giảng nghĩa rất quan trọng. Những thứ kia không còn thì ta vẫn còn sách để xem.
Lần này chúng ta giảng về Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, cũng viết và in thành sách. Trong thời gian thiên tai xảy đến, thì nó cũng có thể độ người. Đến lúc đó đĩa cũng không còn điện không có thì đĩa hoàn toàn vô dụng. Chúng ta cần phải nghĩ đến tất cả những điều này.
- Category
- Giảng Pháp
Comments