Thành kính tin tưởng vào lời nói của Như Lai, không được hoài nghi.không được xem của người bây giờ.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
23 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 594
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .

Thành kính tin tưởng vào lời nói của Như Lai”, không được hoài nghi. Trong này có rất nhiều đạo lý, nếu hoài nghi là sai. “Trong Phẩm Vô Lượng lần thứ ba Đức Thế Tôn nói với đại chúng”, đây là lần thứ ba: “Các con nên tin hiểu lời nói chắc thật của Như lai”. Quý vị quay đầu được hay không, quý vị có trở về được tự tánh hay không, câu này rất quan trọng. Ta không tin vào người đi trước, dùng phân biệt chấp trước của mình để đi con đường đại thừa, không biết ta đi về đâu, vì ta không biết đường.
“Vì thánh trí của Thế Tôn, Thanh văn ức kiếp khó đo lường được”, không cách gì đo lường được nó. “Huống gì phàm phu ngày nay, sao có thể dùng tâm sanh diệt mà dám nói thấy được trí Phật”. Nhưng tình hình này hiện nay rất nhiều, cho nên người bây giờ rất khó. Chướng ngại lớn nhất khi phục hưng truyền thống văn hóa là gì? Người bây giờ thích phê bình, đều tự cho rằng mình thông minh tài trí hơn cổ nhân, nên có rất nhiều câu hỏi đối với những giải thích trong kinh điển.
Thầy Phương và thầy Lý đều cảnh cáo tôi: Xem chú giải các sách cổ, phải xem của cổ nhân, không được xem của người bây giờ. Xem của cổ nhân hiểu rồi mới xem của người bây giờ, như vậy mới biết người ngày nay nói đúng chỗ nào, hoặc nói sai chỗ nào. Nhất định phải lấy cổ nhân làm tiêu chuẩn, mà tiêu chuẩn của cổ nhân thầy Lý còn đặc biệt hướng dẫn, sách nào được đưa vào Đại Tạng Kinh mới thật sự đáng tin cậy, không có trên trong Đại Tạng không đáng tin. Hàng sơ học chúng ta cần phải chú ý điều này, người tu hành đã lâu thì không sao, họ có năng lực để phân biệt, nhưng sơ học thì không được. Nếu bị nó dẫn đi sai đường, vào trước làm chủ, phiền phức này rất lớn.
Vì sao đưa vào Đại Tạng là tiêu chuẩn? Vì ngày xưa biên tập Tạng Kinh, ban bố Tạng Kinh này, là phải qua thánh chỉ của Hoàng đế ban bố, nhà nước chịu trách nhiệm này. Những tác phẩm này phải thông qua các cao tăng đại đức đương thời thẩm tra, xét duyệt. Thông qua, đều cho rằng không có vấn đề, mới mời hoàng đế ban bố. Những tác phẩm này đáng tin cậy, đã trải qua sự thẩm định nghiêm khắc, chế độ hiện nay không còn.
Thầy nói với tôi điều này, Tạng Kinh biên tập từ dân quốc đến nay, không có thông qua thẩm tra nghiêm khắc này, đều đưa vào trong Tạng Kinh, như vậy phải làm sao? Cho nên thầy dạy tôi phải xem Tạng Kinh trước đó, bắt đầu tính từ đâu? Từ thời Càn Long trở lên không có vấn đề gì, sau thời Càn Long cần phải cẩn thận. Đặt nền tảng cho Phật pháp, nhất định phải tuân theo cổ thánh tiên hiền.
Đương thời thầy Lý giới thiệu cho tôi mấy người, có thể xem tác phẩm của đại sư Ấn Quang, có thể xem của hòa thượng Hư Vân, đó là Thiền Tông. Có thể xem của hòa thượng Đế Nhàn, đó là Thiên thai tông, đệ tử của của hòa thượng Đế Nhàn đều rất ưu tú, như Đàm Hư, Tịnh Quyền. Những vị đại đức này đều rất giỏi, đều có thành tựu. Pháp tướng duy thức như cư sĩ Mai Quang Hy, cư sĩ Dương Nhân Sơn. Kinh Kim Cang giảng nghĩa của cư sĩ Giang Vị Nồng. Những tác phẩm của những người này họ đều thừa nhận, không có vấn đề.
Cho nên chúng ta học, học với ai rất quan trọng, ta xem sách của ai là học với người đó. Bây giờ chúng ta xem sách của Hoàng Niệm Tổ là đang học với ông, ưu điểm lớn nhất của ông là gì? Là ông tập chú, có tư tưởng của ông trong đó chăng? Có, tư tưởng của ông tương ưng với kinh điển và các bậc đại đức xưa, như vậy ông mới áp dụng. Thấy những gì ông áp dụng là biết được cảnh giới của ông, ông áp dụng vô cùng thích hợp. Khiến chúng ta đối với nghĩa chân thật trong kinh này ngày càng hiểu rõ hơn, ngày càng thấu triệt hơn, quả đúng là thiện tri thức, đây là người cách chúng ta gần nhất. Ông đã vãng sanh, niệm Phật vãng sanh. Ông nói với tôi, trước khi vãng sanh nửa năm ông nói với tôi, mỗi ngày ông niệm 14 vạn danh hiệu Phật. Dùng công đức chú giải kinh và một đời tu hành của mình, cầu nguyện vãng sanh Tịnh độ.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment