Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 263
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Tứ đế: khổ tập diệt đạo, khổ là quả, tập là nhân của khổ. Tập là kết tập, thông thường chúng ta gọi là tích lũy, phàm phu tích lũy những gì ? Phiền não, tập khí.
Mỗi ngày, hiện nay đặc biệt rõ ràng, tiếp thu sự nhiễm ô của môi trường. Nhiễm ô của môi trường vật chất, nhiễm ô của môi trường tinh thần, khổ không sao kể xiết.
Nếu diệt được nhân của tập, không còn bị nhiễm ô nữa, khiến chúng ta sống tốt trong đại thừa, được chăng ? Trong hoàn cảnh hiện nay, có thể làm được chăng? Có thể, chỉ cần ta cảm thấy thích làm. Tôi không tiếp xúc với thông tin hiện nay, không xem ti vi, không nghe tin tức, cũng không dùng mạng internet. Những sách báo tạp chí người bây giờ xuất bản, tôi đều cự tuyệt hết.
Chỉ tiếp thu giáo huấn của Phật Bồ Tát, tiếp thu giáo huấn thánh hiền của các chủng tộc trên thế gian này. Vấn đề này chúng ta có thể làm được, chẳng phải không làm được. Làm được thì nhân của tập đã diệt, tập nhân đã diệt rồi, quả báo tự nhiên không còn nữa.
Tâm thanh tịnh ít sanh tiểu trí tuệ, tâm thanh tịnh nhiều sanh đại trí tuệ. Vấn về của chúng ta là đây.
Học Phật bắt đầu học từ đâu ? Bắt đầu học từ việc nghiêm trì giới luật, có nền tảng ưu việt này, tiếp tục học lục ba la mật của Bồ Tát.
Buông bỏ tham dục, đó là đức của bố thí.
Buông bỏ ác hạnh, là đức của trì giới. Buông bỏ sân nhuế, là đức của nhẫn nhục.
Buông bỏ giải đãi, biếng nhác, là đức của tinh tấn.
Buông bỏ tâm mông lung, là đức của thiền định.
Buông bỏ ngu si, là đức của trí tuệ, tâm hoan hỷ hiện tiền.
Tâm hoan hỷ là gì ? Là pháp hỷ sung mãn, thường sanh tâm hoan hỷ, thân tâm tự tại, tức là lìa khổ được vui, có thể hóa giải thiên tai.
Mỗi người, đối với nghiệp chướng của mình, nghĩ mọi cách để tiêu trừ nó, vì sao không trừ được...
Chúng ta rất may mắn, đời này được thân người, được nghe Phật pháp, chúng ta có tiêu trừ được ba chướng chăng? Ba chướng này thường gọi là nghiệp chướng. Chư vị học Phật, tôi tin rằng mỗi người, đối với nghiệp chướng của mình, nghĩ mọi cách để tiêu trừ nó, vì sao không trừ được ?
Chúng ta tuân theo giáo huấn trong kinh điển, giáo hóa của Phật Bồ Tát, ngày ngày tu trì, tụng kinh, niệm Phật, bái sám, làm việc tốt, lợi ích xã hội, lợi ích đại chúng.
Hình như đối với nghiệp chướng tiêu trừ không bao nhiêu, thậm chí nghiệp chướng còn có thể ngày càng tăng trưởng, quả thật là tham sân si mạn nghi đang tăng trưởng. Nguyên nhân gì vậy ? Vì chúng ta tu học không như pháp, quả đức tu học không hiện tiền. Quả đức là gì? Là thanh tịnh, hoan hỷ, trí tuệ, thực tế chính là trên đề kinh này nói về thanh tịnh bình đẳng giác. Hoan hỷ là bình đẳng, trí tuệ là giác, chưa hiện tiền.
Hay nói cách khác, chúng ta tu hành, không có được kết quả như ý, do đó hoài nghi đối với Phật pháp ngày càng nghiêm trọng. Trong xã hội ngày nay, rất nhiều người học Phật, đều cùng gặp vấn đề này. Chúng ta phải giải quyết như thế nào, ứng phó như thế nào? Không thể không biết. Tu hành xảy ra vấn đề, chỉ đạo của Phật là chính xác tuyệt đối, tam học giới định tuệ, không được bỏ qua thứ tự. Nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ. Chúng ta cũng biết, cũng nói được, nhưng quả thật rất lơ là trên phương diện giới luật, không hạ công phu vào đây.
Trong nhiều năm nay, chúng tôi đi qua rất nhiều nơi, gặp rất nhiều người học Phật. Tại gia lơ là Thập Thiện Nghiệp Đạo, không chú trọng Thập Thiện Nghiệp, không phụng hành Thập Thiện Nghiệp. Vì thế công phu không đắc lực, nghiệp chướng không tiêu trừ. Còn người xuất gia lơ là Sa Di Luật Nghi, đó là giới căn bản của người xuất gia. Không giữ Sa Di Luật Nghi, chẳng phải hàng xuất gia đệ tử Phật. Không hành trì Thập Thiện Nghiệp Đạo, chẳng phải hàng đệ tử tại gia của Phật. Nói cách khác, ngày nay chúng ta gọi đệ tử nhà Phật, không phải thật, có danh không có thực.
Trong ba đường ác tiêu ác nghiệp của họ, tiêu hết ác nghiệp họ hiểu ra, khởi tâm sám hối, khởi tâm hổ thẹn, thoát ly ác đạo, lại đến nhân gian. Đến nhân gian, nếu không gặp được giáo dục luân lý đạo đức, lại học điều xấu, học điều xấu thì sao? Hết thọ mạng đời này, lại đọa vào ba đường ác. Trong Kinh Địa Tạng nói rất rõ ràng, quỷ vương của ba đường ác nhìn thấy, thoát ra chưa được bao lâu sao lại trở lại? Thông thường người ta nói, hiện tượng này là do tập khí phiền não chi phối, không vượt qua được sự mê hoặc của môi trường xấu. Khi nào mới có thể đào thải hết tập khí phiền não? Thông thường mà nói, thời gian ta ở trong ba đường ác rất dài, mới có thể mài sạch những tập khí này. Khi thật sự cảm nhận hết nổi khổ, không muốn tiếp tục chịu những khổ nạn này nữa, nghe đến Phật pháp tự nhiên sanh tâm hoan hỷ. Nghe đến thế giới tây phương Cực Lạc, liền sanh tâm hy hữu, như vậy là được cứu.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Tứ đế: khổ tập diệt đạo, khổ là quả, tập là nhân của khổ. Tập là kết tập, thông thường chúng ta gọi là tích lũy, phàm phu tích lũy những gì ? Phiền não, tập khí.
Mỗi ngày, hiện nay đặc biệt rõ ràng, tiếp thu sự nhiễm ô của môi trường. Nhiễm ô của môi trường vật chất, nhiễm ô của môi trường tinh thần, khổ không sao kể xiết.
Nếu diệt được nhân của tập, không còn bị nhiễm ô nữa, khiến chúng ta sống tốt trong đại thừa, được chăng ? Trong hoàn cảnh hiện nay, có thể làm được chăng? Có thể, chỉ cần ta cảm thấy thích làm. Tôi không tiếp xúc với thông tin hiện nay, không xem ti vi, không nghe tin tức, cũng không dùng mạng internet. Những sách báo tạp chí người bây giờ xuất bản, tôi đều cự tuyệt hết.
Chỉ tiếp thu giáo huấn của Phật Bồ Tát, tiếp thu giáo huấn thánh hiền của các chủng tộc trên thế gian này. Vấn đề này chúng ta có thể làm được, chẳng phải không làm được. Làm được thì nhân của tập đã diệt, tập nhân đã diệt rồi, quả báo tự nhiên không còn nữa.
Tâm thanh tịnh ít sanh tiểu trí tuệ, tâm thanh tịnh nhiều sanh đại trí tuệ. Vấn về của chúng ta là đây.
Học Phật bắt đầu học từ đâu ? Bắt đầu học từ việc nghiêm trì giới luật, có nền tảng ưu việt này, tiếp tục học lục ba la mật của Bồ Tát.
Buông bỏ tham dục, đó là đức của bố thí.
Buông bỏ ác hạnh, là đức của trì giới. Buông bỏ sân nhuế, là đức của nhẫn nhục.
Buông bỏ giải đãi, biếng nhác, là đức của tinh tấn.
Buông bỏ tâm mông lung, là đức của thiền định.
Buông bỏ ngu si, là đức của trí tuệ, tâm hoan hỷ hiện tiền.
Tâm hoan hỷ là gì ? Là pháp hỷ sung mãn, thường sanh tâm hoan hỷ, thân tâm tự tại, tức là lìa khổ được vui, có thể hóa giải thiên tai.
Mỗi người, đối với nghiệp chướng của mình, nghĩ mọi cách để tiêu trừ nó, vì sao không trừ được...
Chúng ta rất may mắn, đời này được thân người, được nghe Phật pháp, chúng ta có tiêu trừ được ba chướng chăng? Ba chướng này thường gọi là nghiệp chướng. Chư vị học Phật, tôi tin rằng mỗi người, đối với nghiệp chướng của mình, nghĩ mọi cách để tiêu trừ nó, vì sao không trừ được ?
Chúng ta tuân theo giáo huấn trong kinh điển, giáo hóa của Phật Bồ Tát, ngày ngày tu trì, tụng kinh, niệm Phật, bái sám, làm việc tốt, lợi ích xã hội, lợi ích đại chúng.
Hình như đối với nghiệp chướng tiêu trừ không bao nhiêu, thậm chí nghiệp chướng còn có thể ngày càng tăng trưởng, quả thật là tham sân si mạn nghi đang tăng trưởng. Nguyên nhân gì vậy ? Vì chúng ta tu học không như pháp, quả đức tu học không hiện tiền. Quả đức là gì? Là thanh tịnh, hoan hỷ, trí tuệ, thực tế chính là trên đề kinh này nói về thanh tịnh bình đẳng giác. Hoan hỷ là bình đẳng, trí tuệ là giác, chưa hiện tiền.
Hay nói cách khác, chúng ta tu hành, không có được kết quả như ý, do đó hoài nghi đối với Phật pháp ngày càng nghiêm trọng. Trong xã hội ngày nay, rất nhiều người học Phật, đều cùng gặp vấn đề này. Chúng ta phải giải quyết như thế nào, ứng phó như thế nào? Không thể không biết. Tu hành xảy ra vấn đề, chỉ đạo của Phật là chính xác tuyệt đối, tam học giới định tuệ, không được bỏ qua thứ tự. Nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ. Chúng ta cũng biết, cũng nói được, nhưng quả thật rất lơ là trên phương diện giới luật, không hạ công phu vào đây.
Trong nhiều năm nay, chúng tôi đi qua rất nhiều nơi, gặp rất nhiều người học Phật. Tại gia lơ là Thập Thiện Nghiệp Đạo, không chú trọng Thập Thiện Nghiệp, không phụng hành Thập Thiện Nghiệp. Vì thế công phu không đắc lực, nghiệp chướng không tiêu trừ. Còn người xuất gia lơ là Sa Di Luật Nghi, đó là giới căn bản của người xuất gia. Không giữ Sa Di Luật Nghi, chẳng phải hàng xuất gia đệ tử Phật. Không hành trì Thập Thiện Nghiệp Đạo, chẳng phải hàng đệ tử tại gia của Phật. Nói cách khác, ngày nay chúng ta gọi đệ tử nhà Phật, không phải thật, có danh không có thực.
Trong ba đường ác tiêu ác nghiệp của họ, tiêu hết ác nghiệp họ hiểu ra, khởi tâm sám hối, khởi tâm hổ thẹn, thoát ly ác đạo, lại đến nhân gian. Đến nhân gian, nếu không gặp được giáo dục luân lý đạo đức, lại học điều xấu, học điều xấu thì sao? Hết thọ mạng đời này, lại đọa vào ba đường ác. Trong Kinh Địa Tạng nói rất rõ ràng, quỷ vương của ba đường ác nhìn thấy, thoát ra chưa được bao lâu sao lại trở lại? Thông thường người ta nói, hiện tượng này là do tập khí phiền não chi phối, không vượt qua được sự mê hoặc của môi trường xấu. Khi nào mới có thể đào thải hết tập khí phiền não? Thông thường mà nói, thời gian ta ở trong ba đường ác rất dài, mới có thể mài sạch những tập khí này. Khi thật sự cảm nhận hết nổi khổ, không muốn tiếp tục chịu những khổ nạn này nữa, nghe đến Phật pháp tự nhiên sanh tâm hoan hỷ. Nghe đến thế giới tây phương Cực Lạc, liền sanh tâm hy hữu, như vậy là được cứu.
- Category
- Giảng Pháp
Comments