TĐ:3037- “Kinh giáo sám pháp” đều không có cách nào tiêu trừ nghiệp chướng, vậy phải làm sao ?

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
19 Views
TĐ:3037- “Kinh giáo sám pháp” đều không có cách nào tiêu trừ nghiệp chướng, vậy phải làm sao ?
Danh sách phát:[3001~3200] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpxisoOEG9v6YpCyOwdGbXT
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 096
*Thời gian từ: 01h21:39:02 – 01h28:43:13
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Bản thân mỗi cá nhân đều có ý niệm, nhưng vấn đề là phải tập trung, sức mạnh mới lớn. Ý niệm của chúng ta phân tán, suốt ngày suy nghĩ loạn xạ, nên sức mạnh của nó cũng rất yếu ớt; do vậy, tu Định, Định là gì? Định là tập trung ý niệm. Quý vị thấy trong kinh Di Giáo, đức Phật đã nói: “Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện” (chế tâm một chỗ, không chuyện gì chẳng làm được). Câu này rất quan trọng. Quý vị có thể tập trung ý niệm, tập trung tại một chỗ, không chuyện gì chẳng làm được. Chúng ta muốn hóa giải hết thảy những tai nạn trên địa cầu, tập trung ý niệm sẽ làm được. Vì thế, kỳ đảo có hiệu quả, chẳng phải là không có hiệu quả. Lúc kỳ đảo, ý niệm phải tập trung thì mới có thể nẩy sanh tác dụng. Nếu ý niệm không tập trung, kỳ đảo sẽ chẳng thể sanh ra hiệu quả. Đều có đạo lý, chẳng phải là mê tín. Do vậy, Hiền Hộ biểu thị Như Lai khéo hộ niệm chư Bồ Tát, dùng gì để khéo hộ niệm? Thiện là tốt nhất, hộ niệm tốt nhất, đối với các vị Bồ Tát này, “Nhất Thừa nguyện hải, lục tự hồng danh, tam căn phổ bị, vạn loại tề thâu” (biển nguyện Nhất Thừa, sáu chữ hồng danh, thích hợp khắp ba căn, gồm thâu muôn loài), [dùng] bốn câu này [để “thiện hộ niệm”].

Thuở tôi còn trẻ, tôi nhớ đã giảng kinh điển Tịnh Độ là bộ Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh, tôi tham khảo bản chú giải của pháp sư Quán Đảnh thuộc thời đại Càn Long nhà Thanh trước kia. Trong chú giải, Ngài có nói một câu: Chúng ta gặp khó khăn, cầu Phật, Bồ Tát gia trì, dùng những phương pháp trong Phật giáo để hóa giải tai nạn. Ngài nói: Nghiệp chướng của quý vị rất nặng, hết thảy kinh giáo sám pháp cũng chẳng có cách nào tiêu trừ nghiệp chướng của quý vị được, phương pháp gì cũng đã dùng hết cả rồi, vẫn chẳng thể tiêu trừ, cuối cùng còn có một phương pháp, khẳng định có thể tiêu trừ, phương pháp gì vậy? Một câu A Di Đà Phật, nhất tâm chuyên niệm. Khi ấy, chúng tôi đọc chú giải thấy Ngài viết như vậy, không tin, tuy không phản đối, cũng giới thiệu lời Ngài nói, nhưng chẳng tin tưởng điều ấy, [vì] không liễu giải đạo lý. Sau này, chúng tôi học kinh Hoa Nghiêm, học tập Hoàn Nguyên Quán của Hiền Thủ quốc sư mới hoảng nhiên đại ngộ. Lại thấy Lượng Tử Lực Học hiện đại cũng nói như vậy, ý niệm tập trung, sức mạnh ấy rất lớn, tập trung ở chỗ nào? Tập trung trong một câu A Di Đà Phật, sáu chữ hồng danh, hoặc bốn chữ đều được. Vì sao? Càng đơn giản, hiệu quả càng lớn. Một câu Phật hiệu thật sự hữu dụng. Dùng một câu Phật hiệu để gia trì hết thảy chư Bồ Tát, từ Sơ Phát Tâm cho đến Đẳng Giác. Tâm quý vị một niềm thanh tịnh niệm câu Phật hiệu này, sức mạnh chẳng thể nghĩ bàn. Trong câu Phật hiệu ấy, A Di Đà Phật là gì? Là danh xưng của tự tánh. Đem dịch ra, đấy là tiếng Ấn Độ, tức tiếng Phạn, dịch là Vô Lượng, Phật là Giác Ngộ, [A Di Đà Phật] là Vô Lượng Giác Ngộ, Vô Lượng Giác, Vô Lượng Trí Huệ, Vô Lượng Giác Ngộ. Đó là bản năng trong tự tánh, tự tánh vốn là vô lượng giác. Dùng câu danh hiệu này để khai phát vô lượng trí huệ, vô lượng giác ngộ trong tự tánh của chính mình, tác dụng ấy quá lớn! Thuở đầu chúng tôi học tập kinh giáo, những danh từ thuật ngữ ấy đều rất quen thuộc, vì sao không thể sanh khởi tín tâm? Chúng tôi chẳng tham cứu thấu triệt kinh giáo, mà cũng chẳng có ai giảng rõ ràng, minh bạch cho chúng tôi. Chúng tôi dùi mài kinh giáo chẳng bỏ, tốn ngần ấy năm công phu, dần dần thông hiểu, từ từ giác ngộ, bèn khẳng định, chẳng còn hoài nghi, phương pháp này khởi tác dụng.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment