Nghiệp chướng nặng thì phải làm sao. Niệm Phật tiêu nghiệp chướng. Đừng làm việc gì khác....

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
23 Views
Trích đoạn : TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)
Tập 182 -- 179
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Pháp xuất thế gian quá nhiều, kinh điển của Phật quá phong phú, hôm nay muốn sách này, ngày mai muốn sách khác, tâm của quý vị là tán loạn, tâm của quý vị không thanh tịnh. Tâm không thanh tịnh, công phu của quý vị không thể thành tựu. Công phu không thể thành tựu thì quý vị không tiêu nổi nghiệp chướng. Nghiệp chướng làm cách nào tiêu trừ? Tâm thanh tịnh liền tiêu trừ. Đừng để những ác nghiệp, thiện nghiệp đã tạo, ngay cả thiện nghiệp cũng bao gồm chung, đều không để trong tâm. Trong tâm chỉ để A Di Đà Phật, nhất định có thể tiêu nghiệp chướng; còn có tạp-niệm, vẫn có vọng-tưởng thì không tiêu được. Buông xả hết vọng-tưởng tạp-niệm, chỉ có một câu Phật hiệu.


Niệm Phật sợ nhất là tạp tu, họ không thể chuyên nhất. Nhìn thấy kinh giáo thì muốn mở ra xem, muốn học tập; nhìn thấy người tham Thiền thì thích Thiền; nhìn thấy người trì giới thì cũng muốn đắp y trì bát. Có tốt không? Tốt. Có thể vãng sanh không? Không thể vãng sanh. Vì sao vậy? Đại sư Ngẫu Ích nói rất hay, thật sự vãng sanh cần phải tín nguyện trì danh. Công phu phải chuyên nhất, chuyên nhất thì được vãng sanh; không thể chuyên nhất thì không thể vãng sanh. Chúng ta tạp tu, Pháp môn gì cũng muốn học, thậm chí đối với kinh điển ngoại đạo, những sách của thế tục cũng muốn học, cũng muốn xem, không nghĩ đến lời Phật đã dạy chúng ta trong Kinh Kim Cang: “Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp” (Pháp còn phải xả, huống hồ phi pháp). Pháp là gì? Phật pháp, buông xả hết 84 ngàn Pháp môn, nhất hướng chuyên niệm. Trong kinh này, Phật đã chỉ dạy cho chúng ta, tu Tịnh-độ như thế nào? Phát tâm Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật, phải nhớ kỹ chữ “chuyên” đó, không thể xen tạp.

Nghiệp chướng của ta rất nặng, ta không thể chuyên tu, ta tu pháp sám hối có được không? Sai rồi, quý vị muốn tu pháp sám hối thì niệm Phật là tu tốt nhất. Pháp sư Từ Vân Quán Đảnh trong niên hiệu Càn Long thời tiền Thanh, Ngài là Đại đức của thời đó, giảng kinh dạy học, rất nhiều tác phẩm, Vạn Tục Tạng của Nhật Bản đã thu nạp hơn 20 tác phẩm của Ngài. Trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh Trực Chỉ Sớ, Ngài nói với chúng ta, tội nghiệp của chúng ta thật sự quá nặng, tìm những kinh sám này trong Đại Tạng Kinh, bất luận là Hiển-giáo, Mật-giáo đều không khởi tác dụng, quý vị phải làm sao? Pháp sư Quán Đảnh nói với chúng ta, cuối cùng vẫn còn một pháp có thể giúp quý vị sám trừ tội nghiệp sâu nặng. Pháp gì vậy? Chuyên niệm A Di Đà Phật. Đây là một vị đại Pháp sư thông Tông thông Giáo, Hiển Mật viên dung, không có ai chú giải thần chú Lăng Nghiêm, trong chú giải Kinh Lăng Nghiêm của Ngài cũng chú giải cả thần chú Lăng Nghiêm, chỉ có một mình Ngài, chứ không có ai chú giải thần chú Lăng Nghiêm. Quý vị xem Ngài dạy chúng ta, chuyên niệm A Di Đà Phật.
Lão Hòa thượng Hải Hiền thường nói, khẩu đầu thiền của lão Hòa thượng: “Trên đời không có việc gì khó, chỉ sợ tâm không chuyên”, đây là thật, không giả chút nào. Vấn đề của chúng ta toàn nằm ở chỗ không thể chuyên tâm, nhất tâm không chỉ nhị dụng, vận dụng quá nhiều việc, thì tinh thần của chúng ta không thể tập trung, ý niệm không thể tập trung, đều là do vọng-tưởng, tạp-niệm quá nhiều, cho nên công phu không đắc lực. Biết, rất nhiều người biết, nhưng không thể quay đầu. Người xưa có câu nói “tâm sanh tử không tha thiết”, câu này nói quá hay! Thật vậy, chúng ta không nhìn nhận rõ sanh tử, đến khi lâm chung, vẫn theo nghiệp lưu chuyển, quên mất vãng sanh thế giới Cực Lạc rồi, điều này mới đáng sợ. Trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta, niệm niệm cũng phải cầu sanh Tịnh-độ, hình thành thói quen, thì giải quyết được vấn đề này, không hình thành thói quen là không được.

Đại sư Ấn Quang là Tổ sư thời gần với chúng ta nhất, Ngài bế quan niệm Phật, tôi đã đến xem quan phòng của Ngài, vô cùng đơn giản, đơn giản đến mức không thể đơn giản hơn. Chỉ thờ một tượng A Di Đà Phật, tượng không cao lớn lắm, trong ấn tượng của tôi là khoảng hơn một mét, tượng gỗ, một cái bàn vuông nhỏ, một cặp đèn cầy, một cái lư hương, một cái khánh, một cái mõ, cúng một ly nước, ngoài ra thì không còn nữa, vô cùng đơn giản. Sau tượng Phật đã viết một chữ rất to, là chữ “chết” do Ngài tự viết. Đây chính là sanh tử sự đại mà người xưa thường nói, Ngài vừa ngước mắt lên nhìn tượng Phật, đằng sau là chữ “chết” rất lớn. Nhắc nhở chính mình, chết rồi phải làm sao? Nếu không phải A Di Đà Phật tiếp dẫn quý vị, thì đến ba đường ác rồi.

Nếu quý vị hiểu rõ ràng, hiểu thấu suốt thì quý vị không vãng sanh không được, tuyệt đối sẽ không có một ý niệm nào nghĩ đến nơi khác, không thể nào; sẽ không có một ý niệm nào muốn tu Pháp môn khác, quý vị một lòng một dạ, giống như lão Hòa thượng Hải Hiền vậy, một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng. Bắt đầu từ bây giờ ta niệm Phật đến khi ta vãng sanh, không còn vọng niệm thứ hai nữa, vậy thì quý vị chuyên, quý vị nhất rồi.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment