Không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn. Lời nói ra thì dễ dàng, làm được thì không dễ dàng.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
14 Views
Trích đoạn : Kinh Vô Lượng Thọ tập 221 - 264

Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không

Tâm chân thành, tiêu chuẩn của chân thành là gì? Các vị xem qua “Liễu Phàm Tứ Huấn”, trong “Liễu Phàm Tứ Huấn”, Thiền sư Vân Cốc nói đến, Ngài lấy vẽ bùa trì chú để làm thí dụ. "Một niệm không sanh gọi là thành". Ngay trong đó xen tạp một vọng niệm, tâm liền không thành. Một vọng niệm đều không có, cái tâm này vẽ bùa thì bùa linh, trì chú thì chú linh, niệm Phật Phật cũng linh, đích thực cảm ứng tương thông, ngay trong đó chướng ngại ngăn trở không có. Ngày nay chúng ta vẽ bùa bùa không linh, trì chú chú cũng không linh, niệm Phật Phật cũng không linh, nguyên nhân gì vậy? Xen tạp vọng niệm ở bên trong. Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát nói được rất hay: "Không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn". Lời nói này nói ra thì dễ dàng, làm được thì không dễ dàng. Do đó cổ đức mới nói với chúng ta: "Tụng Kinh không bằng trì chú, trì chú không bằng niệm Phật". Vì sao vậy? Kinh quá dài, nếu muốn không xen tạp vọng niệm rất khó. Chú ngắn hơn Kinh, thời gian ngắn có thể khống chế chính mình không khởi vọng niệm, thế nhưng so với Phật hiệu thì chú vẫn dài. Phật hiệu "A Di Đà Phật" bốn chữ, trong câu "A Di Đà Phật" nhất định không xen tạp vọng niệm, câu này liền linh. Chúng ta niệm mười câu, trong mười câu đích thực không xen tạp vọng niệm, mười câu Phật hiệu này thì linh. Chúng ta đề xướng cách mười niệm, đạo lý chính ngay chỗ này. Không cần dạy bạn phải niệm nhiều, rất nhiều thì nhất định xen tạp. Hy vọng bạn mỗi ngày niệm số lần nhiều, thời gian ngắn, trong thời gian ngắn không xen tạp thì công phu này liền có lực. Dần dần đem thời gian này kéo dài. Sự việc này không được gấp.

Hiện tại tôi khuyên các vị đồng tu một ngày niệm chín lần, bạn niệm được ba tháng, niệm được nửa năm, bạn một ngày niệm mười lần, niệm hai mươi lần, vậy liền có tiến bộ rồi. Sau ba năm, bạn mỗi ngày có thể niệm đến ba mươi lần, bốn mươi lần, công phu của bạn không ngừng đang tiến bộ. Đây không phải thoái bộ, đây là hiện tượng tốt. Việc này không nên vội. "Dục tốc bất đạt", thế xuất thế gian pháp đều không ngoại lệ, phải dần dần mà bồi dưỡng.


Tu hành là tu từ chỗ nào? Chính là từ ngay trong cuộc sống thường ngày. Trong cuộc sống, nếu như chúng ta đối với ăn mặc ngủ nghỉ, chúng ta thường nói là tài, sắc, danh, thực, thùy vẫn buông không được, vẫn còn tham nhiễm, vừa ý thì sanh tâm hoan hỷ, không vừa ý thì sanh tâm phiền não, đây là không có chút công phu nào. Cũng niệm Phật, có thể vãng sanh hay không? Tôi thành thật mà nói với bạn là không thể vãng sanh. Vì sao mà không thể vãng sanh? Điều kiện để vãng sanh là tâm tịnh thì Phật Độ tịnh. Mục đích chúng ta niệm câu A Di Đà Phật này là gì? Là phải đem những phiền não tập khí này trừ bỏ. Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, phiền não vừa hiện tiền, liền A Di Đà Phật, dùng câu Phật hiệu này đè nén cái phiền não đó xuống. Lúc này chính là lúc bạn niệm Phật công phu thật sự đắc lực. Thường xuyên luyện tập, không ngừng luyện tập, đương nhiên người mới bắt đầu học một mặt đè nén một mặt vẫn khởi lên, cũng đừng sợ, cứ tiếp tục chăm chỉ nỗ lực mà làm, nhất định sẽ mỗi năm một phai nhạt hơn, đến một lúc công phu sẽ đắc lực, trí huệ tăng trưởng, đây chính là cảnh giới tốt. Cho nên, trong cuộc sống thường ngày cũng vậy, công việc cũng vậy, xử sự đối người tiếp vật có gì mà không phải là việc để tu hành? Chính là tu tâm thanh tịnh ở tại những chỗ này, chính là tu bố thí ở tại những chỗ này, tu trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, Bát Nhã, lìa khỏi cảnh giới lục trần thì bạn đi đâu để mà tu? Không có chỗ nào để tu. Ở trong nghịch cảnh, ở trong ác duyên tu chế phục, đoạn dứt sân hận đố kỵ. Ở trong thuận cảnh cái gì cũng xứng tâm vừa ý thì tu chế phục, đoạn dứt xan tham ngu si. Đây là tôi nói trọng điểm, cho nên tham sân si là đoạn ở ngay trong cuộc sống, là đoạn ở ngay trong công việc, là đoạn ở ngay trong việc xử sự đối người tiếp vật, vậy thì công phu của bạn liền sẽ đắc lực.

Sự thù thắng của pháp môn Tịnh Tông, mười phương ba đời tất cả chư Phật đều tán thán, cái phương pháp của nó quá tuyệt diệu, chỉ dùng một câu Phật hiệu, một câu A Di Đà Phật. Ta đã khởi tâm tham, đã khởi tâm sân hận, đã khởi tâm ngu si, lập tức dùng câu A Di Đà Phật này đem nó chuyển trở lại. Đại đức Tông Môn thường nói không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm. Niệm là gì? Là khởi tâm động niệm khi sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần. Cái niệm này khởi, bất luận là thiện niệm hay ác niệm đều không tốt. Nếu là thiện niệm thì quả báo bạn cảm được là tam thiện đạo, ác niệm thì là tam ác đạo, đều là việc ở trong lục đạo luân hồi, ra không khỏi luân hồi. Cho nên bất luận là ý niệm gì khởi lên, liền niệm câu A Di Đà Phật đem ý niệm đó đè xuống, khôi phục lại cái tịnh niệm. Tịnh niệm là tịnh nghiệp, tịnh nghiệp mới có thể vãng sanh Tịnh Độ. Bạn xem, cái này quan trọng biết bao.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment