Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng ký
Tập 18/51 [Diễn đọc]
-----
LỢI ÍCH RỘNG LỚN KHI GIẢNG ĐỊA TẠNG PHÁP MÔN, TUYÊN DƯƠNG ĐỊA TẠNG PHÁP MÔN, DUY CHỈ CÓ ĐỊA TẠNG PHÁP MÔN MỚI CÓ THỂ ĐỘ THOÁT CHÚNG SANH TRONG CHÍN NGÀN NĂM MẠT PHÁP.
“Ngô kim vị nhữ cập vị lai hiện tại thiên nhân đẳng chúng”, thiên, nhân đẳng chúng tức là chúng sanh trong lục đạo, nói thiên và nhân, những cõi khác lược bớt, “đẳng” tức là lục đạo, đặc biệt thương xót chúng sanh trong lục đạo. Bạn nghĩ xem Ngài ở hội giảng kinh tại cung trời Đao Lợi, ý nghĩa của Phật vô cùng rõ ràng, chẳng phải chỉ đại chúng hiện diện tại cung trời Đao Lợi lúc đó, pháp hội này lưu truyền về sau, những thính chúng chẳng hiện diện lúc đó không biết bao nhiêu mà kể? Giống như hiện nay chúng ta đối diện trước máy thâu hình vậy, được truyền hình trên hệ thống vệ tinh, truyền đi khắp thế giới trên mạng lưới điện toán. Hiện nay người nghe chúng ta giảng kinh, tương lai chúng ta vãng sanh, chẳng còn ở đây, băng thâu hình này vẫn được giữ lại, người đời sau vẫn còn nghe được. Tôi nghe nói hiện nay kỹ thuật chế tạo những băng này rất cao, có thể giữ được hai trăm năm. Chúng ta chẳng có thọ mạng dài như vậy, hai trăm năm sau người ta còn nghe được băng của chúng ta, còn nhìn thấy được màn ảnh này. Thế nên chúng ta ở nơi đây giảng kinh thuyết pháp, mỗi cử chỉ hành động trong đời sống chúng ta, mỗi lời nói mỗi hành vi tối thiểu cũng phải giữ tròn trách nhiệm đối với thính chúng hai trăm năm sau. Trong lời nói này của Thế Tôn đã hàm chứa những ý nghĩa như vậy.
“Quảng lợi ích cố”, lợi ích rộng lớn khi giảng Địa Tạng pháp môn, tuyên dương Địa Tạng pháp môn, duy chỉ có Địa Tạng pháp môn mới có thể độ thoát chúng sanh trong chín ngàn năm Mạt Pháp. Đạo lý của Nho gia, Đạo giáo, Phật giáo Đại Thừa rất tốt nhưng hiện nay chẳng có người chịu nghe, chịu tiếp nhận. Có thể niệm kinh một lần cũng kể là hay lắm rồi, có thể làm theo kinh thì chẳng có một ai. Địa Tạng pháp môn là pháp môn căn bản, do đó nhiều năm trước tôi đi giảng ở những thành phố lớn dọc miền đông nước Mỹ, giảng đại ý kinh Địa Tạng. Vì thời gian ngắn, mỗi nơi chỉ có bảy ngày, chẳng có cách chi giảng kinh, chỉ có thể giảng đại ý. Có một số đồng tu hỏi tôi: “Pháp sư chuyên hoằng Tịnh Độ thì tại sao lại giảng kinh Địa Tạng? Không phải đã xen tạp môn khác rồi sao?”. Họ hỏi rất đúng. Tôi nói: “Thiện tai, thiện tai, hỏi hay lắm. Tôi vẫn đang giảng Tịnh Độ, vẫn chuyên tu chuyên hoằng”. Họ nói “Kinh Địa Tạng là gì?”. Tôi nói: “Kinh Địa Tạng là câu đầu tiên trong Tịnh Độ Tông”. Họ hỏi: “Câu nào?”. Kinh Quán Vô Lượng Thọ giảng về Tam Phước, mọi người đều biết, là cơ sở của sự tu hành trong Tịnh Tông. Trong Hạnh Môn chúng ta đề xướng: “Tam Phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Độ, Phổ Hiền Thập Nguyện”, mọi người đều biết cả. Bộ kinh Địa Tạng này chính là phước thứ nhất trong Tam Phước: “Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng giết, tu mười nghiệp thiện”. Các bạn nghĩ xem kinh Địa Tạng có giảng về việc này không? Tôi vẫn giảng về Tịnh Độ, chẳng tách lìa, vẫn chuyên tu, chuyên hoằng. Nói vậy nên mọi người đều hiểu, bộ kinh này giảng kỹ về bốn câu trên.
Từ chỗ này chư vị cũng có thể thấu hiểu đến nghĩa thú của kinh Hoa Nghiêm. Hoa Nghiêm nói “một tức là hết thảy, hết thảy tức là một”, nói cho chư vị biết, bất kỳ một kinh nào cũng bao hàm hết thảy kinh, hết thảy kinh đều có thể nhập vào một kinh. Không những có thể nhập vào một bộ kinh, nói cho chư vị biết, có thể nhập vào ư của một câu. Thí dụ nói chỗ này, Phật bảo Thiên Vương “thiện tai, thiện tai”. Hết thảy kinh Phật trong bốn mươi chín năm có thể nhập vào thiện tai, thiện tai bao hàm hết thảy kinh, bao hàm hết thảy y cứ (căn cứ). Hai câu “thiện tai, thiện tai” cũng có thể nhập vào hết thảy kinh, hết thảy kinh cũng có thể nhập vào hai chữ này. Pháp viên dung, tại sao? Xứng tánh. Nếu bạn có thể thấu hiểu tánh đức, tức là “một và nhiều chẳng hai”, lý sự viên dung, đâu có chỗ nào chướng ngại?
- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký
Tập 18/51 [Diễn đọc]
-----
LỢI ÍCH RỘNG LỚN KHI GIẢNG ĐỊA TẠNG PHÁP MÔN, TUYÊN DƯƠNG ĐỊA TẠNG PHÁP MÔN, DUY CHỈ CÓ ĐỊA TẠNG PHÁP MÔN MỚI CÓ THỂ ĐỘ THOÁT CHÚNG SANH TRONG CHÍN NGÀN NĂM MẠT PHÁP.
“Ngô kim vị nhữ cập vị lai hiện tại thiên nhân đẳng chúng”, thiên, nhân đẳng chúng tức là chúng sanh trong lục đạo, nói thiên và nhân, những cõi khác lược bớt, “đẳng” tức là lục đạo, đặc biệt thương xót chúng sanh trong lục đạo. Bạn nghĩ xem Ngài ở hội giảng kinh tại cung trời Đao Lợi, ý nghĩa của Phật vô cùng rõ ràng, chẳng phải chỉ đại chúng hiện diện tại cung trời Đao Lợi lúc đó, pháp hội này lưu truyền về sau, những thính chúng chẳng hiện diện lúc đó không biết bao nhiêu mà kể? Giống như hiện nay chúng ta đối diện trước máy thâu hình vậy, được truyền hình trên hệ thống vệ tinh, truyền đi khắp thế giới trên mạng lưới điện toán. Hiện nay người nghe chúng ta giảng kinh, tương lai chúng ta vãng sanh, chẳng còn ở đây, băng thâu hình này vẫn được giữ lại, người đời sau vẫn còn nghe được. Tôi nghe nói hiện nay kỹ thuật chế tạo những băng này rất cao, có thể giữ được hai trăm năm. Chúng ta chẳng có thọ mạng dài như vậy, hai trăm năm sau người ta còn nghe được băng của chúng ta, còn nhìn thấy được màn ảnh này. Thế nên chúng ta ở nơi đây giảng kinh thuyết pháp, mỗi cử chỉ hành động trong đời sống chúng ta, mỗi lời nói mỗi hành vi tối thiểu cũng phải giữ tròn trách nhiệm đối với thính chúng hai trăm năm sau. Trong lời nói này của Thế Tôn đã hàm chứa những ý nghĩa như vậy.
“Quảng lợi ích cố”, lợi ích rộng lớn khi giảng Địa Tạng pháp môn, tuyên dương Địa Tạng pháp môn, duy chỉ có Địa Tạng pháp môn mới có thể độ thoát chúng sanh trong chín ngàn năm Mạt Pháp. Đạo lý của Nho gia, Đạo giáo, Phật giáo Đại Thừa rất tốt nhưng hiện nay chẳng có người chịu nghe, chịu tiếp nhận. Có thể niệm kinh một lần cũng kể là hay lắm rồi, có thể làm theo kinh thì chẳng có một ai. Địa Tạng pháp môn là pháp môn căn bản, do đó nhiều năm trước tôi đi giảng ở những thành phố lớn dọc miền đông nước Mỹ, giảng đại ý kinh Địa Tạng. Vì thời gian ngắn, mỗi nơi chỉ có bảy ngày, chẳng có cách chi giảng kinh, chỉ có thể giảng đại ý. Có một số đồng tu hỏi tôi: “Pháp sư chuyên hoằng Tịnh Độ thì tại sao lại giảng kinh Địa Tạng? Không phải đã xen tạp môn khác rồi sao?”. Họ hỏi rất đúng. Tôi nói: “Thiện tai, thiện tai, hỏi hay lắm. Tôi vẫn đang giảng Tịnh Độ, vẫn chuyên tu chuyên hoằng”. Họ nói “Kinh Địa Tạng là gì?”. Tôi nói: “Kinh Địa Tạng là câu đầu tiên trong Tịnh Độ Tông”. Họ hỏi: “Câu nào?”. Kinh Quán Vô Lượng Thọ giảng về Tam Phước, mọi người đều biết, là cơ sở của sự tu hành trong Tịnh Tông. Trong Hạnh Môn chúng ta đề xướng: “Tam Phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Độ, Phổ Hiền Thập Nguyện”, mọi người đều biết cả. Bộ kinh Địa Tạng này chính là phước thứ nhất trong Tam Phước: “Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng giết, tu mười nghiệp thiện”. Các bạn nghĩ xem kinh Địa Tạng có giảng về việc này không? Tôi vẫn giảng về Tịnh Độ, chẳng tách lìa, vẫn chuyên tu, chuyên hoằng. Nói vậy nên mọi người đều hiểu, bộ kinh này giảng kỹ về bốn câu trên.
Từ chỗ này chư vị cũng có thể thấu hiểu đến nghĩa thú của kinh Hoa Nghiêm. Hoa Nghiêm nói “một tức là hết thảy, hết thảy tức là một”, nói cho chư vị biết, bất kỳ một kinh nào cũng bao hàm hết thảy kinh, hết thảy kinh đều có thể nhập vào một kinh. Không những có thể nhập vào một bộ kinh, nói cho chư vị biết, có thể nhập vào ư của một câu. Thí dụ nói chỗ này, Phật bảo Thiên Vương “thiện tai, thiện tai”. Hết thảy kinh Phật trong bốn mươi chín năm có thể nhập vào thiện tai, thiện tai bao hàm hết thảy kinh, bao hàm hết thảy y cứ (căn cứ). Hai câu “thiện tai, thiện tai” cũng có thể nhập vào hết thảy kinh, hết thảy kinh cũng có thể nhập vào hai chữ này. Pháp viên dung, tại sao? Xứng tánh. Nếu bạn có thể thấu hiểu tánh đức, tức là “một và nhiều chẳng hai”, lý sự viên dung, đâu có chỗ nào chướng ngại?
- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký
- Category
- Giảng Pháp
Comments