Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng ký
Tập 13/51 [Diễn đọc]
-----
HẾT THẢY CHƯ PHẬT NHƯ LAI ĐỀU CHÍ TÂM QUY KÍNH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT NÊN MỚI TU HÀNH THÀNH CÔNG, CHỨNG QUẢ VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ. NẾU CHẲNG Y THEO PHÁP MÔN ĐỊA TẠNG THÌ NHẤT ĐỊNH SẼ CHẲNG THÀNH PHẬT NỔI.
Năng ức túc mạng nhân quả bổn mạt.
(Lại nhớ được túc mạng cùng cội ngành nhân quả.)
Câu này vô cùng quan trọng! Nếu chẳng có câu này thì một khi hưởng phước sẽ lại mê muội. Một khi mê muội thì hưởng phước báo chẳng khi nào không tạo nghiệp, lúc tạo tội nghiệp thì quả báo lại chẳng thể suy tưởng nổi. Họ có thể biết được túc mạng, biết quả báo là từ chỗ này mà có, biết lúc trước tu thiện nhân gì cho nên họ hưởng phước vẫn tiếp tục tu phước, phước báo của họ sẽ hưởng chẳng hết. Truy tìm căn nguyên của họ chính là công đức chí tâm quy kính Địa Tạng Bồ Tát. Nói Địa Tạng Bồ Tát nhất định phải hiểu đức năng vốn sẵn có trong tâm địa, như vậy mới là chân chánh quy y Địa Tạng Bồ Tát. Hết thảy chư Phật Như Lai đều chí tâm quy kính Địa Tạng Bồ Tát nên mới tu hành thành công, chứng Vô Thượng Bồ Đề. Nếu chẳng y theo pháp môn Địa Tạng thì nhất định sẽ chẳng thành Phật nổi. Không những không thành Phật được, nói thật ra thành A La Hán cũng chẳng nổi, đây là sự thật, chẳng phải giả. Hết thảy pháp thế gian, xuất thế gian đều xây dựng noi theo tâm địa pháp môn. Có thể thuận theo tánh đức, thành tựu hết thảy thiện quả, nếu trái nghịch tánh đức thì sẽ biến thành lục đạo tam đồ, biến thành cảnh giới ác. Thế nên cảnh giới thiện ác gì cũng do tự tánh biến hiện thành, chỉ dựa trên một niệm này của chúng ta là thuận tánh đức hay nghịch tánh đức, quả báo cảnh giới hiện ra chẳng tương đồng.
Họ còn có thể nhớ được “túc mạng nhân quả bổn mạt”, đây là oai thần của Bồ Tát gia trì, đây là cảm ứng đạo giao. Chúng sanh có cảm, Phật liền có ứng, nhất định phải dùng tâm chân thành, thanh tịnh mới có thể cảm. Tại sao phần đông người ta chẳng có cảm ứng cùng Phật, Bồ Tát? Vì tâm chẳng thành, tâm chẳng thanh tịnh, thì làm sao có cảm ứng cho được! Nếu tâm có sự suy tưởng tà vạy, giống như tạo thập ác nghiệp nói ở phía trước, những gì bạn cảm được đều là các ác quỷ ác thần, đều tạo ác hết. Tạo ác tương cảm cùng người tạo ác, tu thiện tương cảm cùng người tu thiện, đây là đạo lý nhất định. Trong kinh Dịch, Khổng Phu Tử có nói: Những vật cùng loại tụ hợp với nhau, người chia ra thành đoàn”. Người thiện đều ưa thích ở gần người thiện, người ác nhất định đi cùng đường với người ác. Nếu tâm chúng ta thiện thì sẽ ở gần với Phật, Bồ Tát, thiện thần; nếu tâm ác thì sẽ ở gần ác quỷ, ác thần, đây là nguyên lý cảm ứng đạo giao.
- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký
Tập 13/51 [Diễn đọc]
-----
HẾT THẢY CHƯ PHẬT NHƯ LAI ĐỀU CHÍ TÂM QUY KÍNH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT NÊN MỚI TU HÀNH THÀNH CÔNG, CHỨNG QUẢ VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ. NẾU CHẲNG Y THEO PHÁP MÔN ĐỊA TẠNG THÌ NHẤT ĐỊNH SẼ CHẲNG THÀNH PHẬT NỔI.
Năng ức túc mạng nhân quả bổn mạt.
(Lại nhớ được túc mạng cùng cội ngành nhân quả.)
Câu này vô cùng quan trọng! Nếu chẳng có câu này thì một khi hưởng phước sẽ lại mê muội. Một khi mê muội thì hưởng phước báo chẳng khi nào không tạo nghiệp, lúc tạo tội nghiệp thì quả báo lại chẳng thể suy tưởng nổi. Họ có thể biết được túc mạng, biết quả báo là từ chỗ này mà có, biết lúc trước tu thiện nhân gì cho nên họ hưởng phước vẫn tiếp tục tu phước, phước báo của họ sẽ hưởng chẳng hết. Truy tìm căn nguyên của họ chính là công đức chí tâm quy kính Địa Tạng Bồ Tát. Nói Địa Tạng Bồ Tát nhất định phải hiểu đức năng vốn sẵn có trong tâm địa, như vậy mới là chân chánh quy y Địa Tạng Bồ Tát. Hết thảy chư Phật Như Lai đều chí tâm quy kính Địa Tạng Bồ Tát nên mới tu hành thành công, chứng Vô Thượng Bồ Đề. Nếu chẳng y theo pháp môn Địa Tạng thì nhất định sẽ chẳng thành Phật nổi. Không những không thành Phật được, nói thật ra thành A La Hán cũng chẳng nổi, đây là sự thật, chẳng phải giả. Hết thảy pháp thế gian, xuất thế gian đều xây dựng noi theo tâm địa pháp môn. Có thể thuận theo tánh đức, thành tựu hết thảy thiện quả, nếu trái nghịch tánh đức thì sẽ biến thành lục đạo tam đồ, biến thành cảnh giới ác. Thế nên cảnh giới thiện ác gì cũng do tự tánh biến hiện thành, chỉ dựa trên một niệm này của chúng ta là thuận tánh đức hay nghịch tánh đức, quả báo cảnh giới hiện ra chẳng tương đồng.
Họ còn có thể nhớ được “túc mạng nhân quả bổn mạt”, đây là oai thần của Bồ Tát gia trì, đây là cảm ứng đạo giao. Chúng sanh có cảm, Phật liền có ứng, nhất định phải dùng tâm chân thành, thanh tịnh mới có thể cảm. Tại sao phần đông người ta chẳng có cảm ứng cùng Phật, Bồ Tát? Vì tâm chẳng thành, tâm chẳng thanh tịnh, thì làm sao có cảm ứng cho được! Nếu tâm có sự suy tưởng tà vạy, giống như tạo thập ác nghiệp nói ở phía trước, những gì bạn cảm được đều là các ác quỷ ác thần, đều tạo ác hết. Tạo ác tương cảm cùng người tạo ác, tu thiện tương cảm cùng người tu thiện, đây là đạo lý nhất định. Trong kinh Dịch, Khổng Phu Tử có nói: Những vật cùng loại tụ hợp với nhau, người chia ra thành đoàn”. Người thiện đều ưa thích ở gần người thiện, người ác nhất định đi cùng đường với người ác. Nếu tâm chúng ta thiện thì sẽ ở gần với Phật, Bồ Tát, thiện thần; nếu tâm ác thì sẽ ở gần ác quỷ, ác thần, đây là nguyên lý cảm ứng đạo giao.
- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký
- Category
- Giảng Pháp
Comments