Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng ký - Tập 16/51 [Diễn đọc]

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
21 Views
Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng ký
Tập 16/51 [Diễn đọc]
-----

BƯỚC VÀO CỬA CHÙA ĐẦU TIÊN LÀ XEM THẤY ĐIỆN TỨ THIÊN VƯƠNG, Ở TRONG ĐÂY VỊ THỨ NHẤT LÀ DI LẶC BỒ TÁT, Ý NGHĨA BIỂU PHÁP CỦA DI LẶC BỒ TÁT LÀ GÌ?

Lúc bấy giờ bốn vị Thiên Vương ở bốn phương đều từ chỗ ngồi đứng dậy cung kính chắp tay.

Định Tự Tại Vương thỉnh giáo xong trở về chỗ ngồi, Tứ Đại Thiên Vương tiếp theo. Tứ Đại Thiên Vương là một đoàn thể nhỏ, từ chỗ ngồi đứng dậy “hiệp chưởng cung kính” hướng về Phật hỏi pháp, trước hết phải cúi chào Phật. Người Trung Quốc chúng ta thường gọi Tứ Đại Thiên Vương là Tứ Đại Kim Cang. Giống như đạo tràng ở Cửu Hoa Sơn, vừa bước vào cửa thì là Điện Thiên Vương, đây là ngôi kiến trúc đầu tiên, trong ấy cúng dường Tứ Đại Thiên Vương. Chính giữa điện Thiên Vương cúng dường một tượng Di Lặc Bồ Tát. Tượng Di Lặc Bồ Tát hiện nay theo thói quen đều tạo theo hình tượng của hòa thượng Bố Đại. Hòa thượng Bố Đại là người triều Tống, người thời Nam Tống vừa bắt đầu. Trong lịch sử đời Nam Tống có một anh hùng dân tộc là Nhạc Phi, người Trung Quốc hầu như nhắc đến Nhạc Phi thì ai cũng biết. Hòa thượng Bố Đại và Nhạc Phi là người cùng thời, xuất hiện ở Phụng Hóa, Triết Giang. Vị này rất đặc biệt, chẳng ai biết tên của Ngài là gì, từ đâu đến, chẳng ai biết cả. Ngài du hóa ở địa phương Phụng Hóa này. Ngài mập mạp, mỗi ngày đều vác một túi vải đi khắp nơi hóa duyên, bất kể người ta cho Ngài cái gì, Ngài đều bỏ vào túi vải, xong rồi Ngài vác lên lưng đi, thế nên mọi người đều gọi Ngài là hòa thượng Bố Đại, từ đó hòa thượng Bố Đại bèn nổi danh. Lúc Ngài viên tịch tự mình nói ra thân phận, Ngài là Di Lặc Bồ Tát tái lai, nói xong Ngài bèn thị tịch, chẳng bệnh mà mất, chẳng phải nói xong thân phận rồi còn chưa thị tịch. Hiện nay có rất nhiều người nói họ là Bồ Tát, Phật gì đó tái lai, nói rồi nhưng không thị tịch, hòa thượng Bố Đại nói xong bèn thị tịch. Cho nên chúng ta mới biết Ngài là Di Lặc Bồ Tát hóa thân, từ đó Trung Quốc tạo tượng Di Lặc Bồ Tát đều tạo theo hình tượng của hòa thượng Bố Đại.

Hòa thượng Bố Đại thường nở nụ cười tươi, Ngài dạy chúng ta thường sanh tâm hoan hỷ, dạy chúng ta được đại hoan hỷ. Hình tướng của Ngài chính là “vì người diễn nói”, biểu diễn cho người ta coi, biểu hiện rõ ràng nhất chính là thường sanh tâm hoan hỷ, cho nên có người xưng Ngài là Phật Hoan Hỷ. Ngài biểu hiện tướng: “Sanh tâm bình đẳng, hiện tướng hoan hỷ”. Thấy tâm bình đẳng ở đâu? Bất cứ đồ gì người ta cúng dường cho Ngài, chẳng kể là sang hèn hết thảy đều bình đẳng, đều bỏ vào túi vải. Túi vải chứa đồ này hiển thị bình đẳng, chẳng có phân biệt. Hiện tướng hoan hỷ là hình tướng của Ngài, khi gặp người thiện thì hoan hỷ, khi gặp người ác cũng hoan hỷ, gặp chuyện tốt thì hoan hỷ, gặp chuyện xấu cũng hoan hỷ, thị hiện thanh tịnh, bình đẳng cho chúng ta xem. Trong truyện ký có ghi, một lần nọ có một người gặp Ngài trên đường hỏi Ngài làm thế nào tu hành? Ngài đem túi vải đeo trên lưng buông xuống, hai tay xoè ra, chỉ biểu lộ như vậy mà chẳng nói lời nào. Người ta nhìn thấy bèn hiểu. Đó là gì? Buông xuống. Hiểu được buông xuống, buông xuống xong thì làm sao? Ngài xách túi lên vai bèn đi khỏi, chẳng nói lời nào. Buông xuống rồi thì nhấc lên và đi. Cho nên “buông xuống được, nhấc lên được”. Buông xuống là gì? Buông xuống hết thảy vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Nhấc lên là gì? Trên cầu Phật pháp, dưới giáo hóa chúng sanh. Di Lặc Bồ Tát dạy chúng ta việc này.

- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment