Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng ký - Tập 38/51 [Diễn đọc]

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
26 Views
Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng ký
Tập 38/51 [Diễn đọc]
-----

CHÚNG TA Ở TRONG THẾ GIAN NÀY, CHẲNG CÓ NƠI NÀO LÀ KHÔNG CÓ NẠN CẢ, CÁCH TỐT NHẤT MÀ MAU MAU DI DÂN ĐẾN THẾ GIỚI CỰC LẠC, Ở NƠI ĐÓ QUYẾT ĐỊNH KHÔNG CÓ TAI NẠN.

Ngày nay mọi người đều hỏi chúng ta đi đâu để tránh nạn? Chẳng có một nơi nào trên thế giới này an toàn hết, bạn đi đâu được? Đi đâu cũng vậy. Một ngày trước lúc lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam vãng sanh, hay là hai ngày trước, Ngài nói với học trò: Tai nạn đã đến, Phật, Bồ Tát, thần tiên cũng cứu chẳng nổi, chỉ có một con đường sống sót duy nhất là chắc thật niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Lời dặn dò lúc lâm chung của Ngài khuyên nhắc học sinh chúng ta, chẳng có đường nào thoát được, chẳng có chỗ nào có thể trốn được. Tai nạn hình thành như thế nào? Do cộng nghiệp của chúng sanh cảm đến, chẳng giác ngộ; đức Phật đã nói rõ ràng, minh bạch, chẳng có người tin, chẳng có người chịu tiếp nhận, cho rằng lời Phật nói là mê tín. Người hiện đại đều tin khoa học, tin vào y cứ trong khoa học, nếu lỡ khoa học nói sai một câu thì làm sao đây? Sự thiệt hại sẽ chẳng nhỏ. Chúng ta biết được trí huệ của đức Phật có được từ trong thiền định, điều này chẳng phải giả.

Phật nói với chúng ta mỗi người đều có trí huệ, năng lực này, “nhưng vì vọng tưởng chấp trước nên chẳng thể chứng được”, cho nên mục đích của lời Phật dạy là muốn chúng ta chứng được. Phật nhìn thấy, bạn cũng có khả năng nhìn thấy, đức Phật hiểu rõ, bạn cũng có khả năng hiểu rõ, ngày nay tại sao bạn không hiểu rõ? Tại sao nhìn chẳng thấy? Phật nói vì bạn có vọng tưởng, có phân biệt, có chấp trước. Chỉ cần xả bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, xả hết sạch sành sanh thì bạn sẽ nhìn thấy thấu suốt diện mục chân thật của hư không pháp giới, vậy thì còn phải nghe người khác nói nữa ư? Đến lúc đó những gì bạn nhìn thấy, bạn tiếp xúc đến chẳng khác những gì chư Phật Như Lai đã nói. Thế nên Phật là “người nói lời chân thật, lời thực sự, lời đúng như vậy”. “Như ngữ giả” nghĩa là sự thật ra sao thì nói như vậy, tuyệt chẳng thêm cành, thêm lá, và cũng chẳng nói giảm bớt một chút, lời nói hoàn toàn phù hợp với chân tướng, sự thật, như vậy gọi là như ngữ. Chẳng có nói dối, chẳng có lừa dối, câu nào cũng đều chân thật, thành thật.

- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment