Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng ký - Tập 24/51 [Diễn đọc]

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
21 Views
Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng ký
Tập 24/51 [Diễn đọc]
-----

CHÚNG TA HỌC PHẬT THÌ NÊN HỌC THEO AI? HỌC THEO NGƯỜI MÀ TRONG TÂM BẠN KÍNH PHỤC NHẤT, NGƯỜI NÀY NÓI GÌ THÌ BẠN CŨNG ĐỀU CÓ THỂ PHỤC TÙNG, ĐỀU LÀM ĐƯỢC MỘT TRĂM PHẦN TRĂM, NẾU NHƯ BẠN ĐỐI VỚI THẦY KHÔNG THỂ TIN TƯỞNG THÌ DÙ THẦY CÓ GIỎI HƠN NỮA, CÓ ĐỨC ĐỘ, CÓ TRÍ HUỆ HƠN NỮA CŨNG VẪN LÀ LUỐNG CÔNG.

Nếu gặp kẻ bỏn xẻn thì nói rõ quả báo sở cầu không được toại nguyện. Đây tức là khổ khi cầu chẳng được trong “Tám Khổ”. Tại sao họ cầu chẳng được? Bỏn xẻn, chẳng chịu thí xả, cầu gì cũng chẳng được. Năm tôi hai mươi sáu tuổi học Phật, lúc đó tôi tiếc là được nghe Phật pháp quá trễ, Phật pháp hoàn hảo như vậy, tại sao chẳng biết sớm hơn nữa? Nói thật ra muốn làm cho tôi sanh lòng tin đối với Phật pháp là một việc quá khó, quá khó! Tôi đã kể cho quý vị rồi, lúc tôi còn trẻ cũng có chút thông minh, chút trí huệ, cũng có chút ít biện tài. Ai muốn thuyết phục tôi thực sự chẳng dễ, thời gian tôi còn đi học trong trường chưa từng gặp đối thủ. Chuyện chết tôi có thể nói nó trở thành sống, tôi nói rất giỏi, chuyên môn tranh cãi, chuyên môn chống đối người ta, tôi sẽ nói ra một số lập luận. Thế nên có thể dạy cho tôi tin Phật, thuyết phục tôi đâu phải dễ! Tôi gặp được tiên sinh Phương Đông Mỹ, ông thuyết phục tôi được. Đây là triết học gia đương thời của Trung Quốc, nổi tiếng khắp thế giới, chẳng thuộc hạng của quốc gia, là đại triết học gia cấp thế giới. Ngài giới thiệu Phật pháp cho tôi, tôi mới tin và có thể quay ngược thái độ của mình đối với Phật giáo một trăm tám mươi độ, [sau đó] vào chùa để tìm kinh coi. Cũng nhờ có duyên sâu đậm, tôi tiếp xúc kinh Phật được cỡ một tháng thì quen biết đại sư Chương Gia, những nghi vấn khó hiểu gì trong kinh điển tôi đều nhờ Ngài giải đáp cho. Ngài vô cùng từ bi, mỗi tuần cho tôi hai giờ đồng hồ, tôi học hỏi theo Ngài hết ba năm, căn cơ Phật pháp của tôi được Ngài xây dựng. Ngài dạy tôi [ba điều vô cùng quan trọng:] Nhìn Thấu, Buông Xả, Bố Thí. Thế nên học Phật phải học theo ai? Học theo người thầy mà trong tâm bạn kính phục nhất. Người này nói gì thì bạn đều phục tùng theo một trăm phần trăm, làm được một trăm phần trăm. Nếu bạn đối với thầy giáo chẳng tin tưởng, dù thầy giáo có giỏi hơn nữa, có đức độ lớn lao, có khả năng, có trí huệ lớn lao, nếu bạn theo họ thì cũng là luống công. [Vì] bạn chẳng tin tưởng họ, bạn chẳng thể làm theo những gì họ dạy. Thế nên “sư tư đạo hiệp” (thầy trò đạo hợp) vô cùng quan trọng, thầy giáo thương mến học trò, học trò tôn kính thầy giáo, thầy giáo thực sự chịu dạy, học trò thực sự chịu học.

[Những vị thầy tôi] gặp trong đời đều do duyên tốt đã kết đời trước, thầy Phương dạy một mình tôi. Lần này tôi đến giảng kinh tại Hương Cảng, đôi lúc tôi cũng nhắc đến chuyện này. Viện trưởng thư viện Tân Á ở Hương Cảng lúc trước, ông Đường Quân Nghị, đây là một triết học gia cận đại và cũng là học trò của thầy Phương Đông Mỹ, chúng tôi là học trò cùng thầy nhưng khác thế hệ, ông có thành tựu kiệt xuất trong Triết Học, ông đã mất rồi. Đường Quân Nghị có lẽ lớn hơn tôi mười tuổi. Gặp những người này, trên con đường Bồ Đề chúng tôi mới được thuận buồm xuôi gió. Khi gặp tôi, đại sư Chương Gia yêu mến, chăm sóc tôi rất tận tình, mỗi tuần cho tôi hai giờ, tôi muốn làm biếng cũng không được. Làm biếng không đi một lần, Ngài bèn gọi điện thoại, sai người đi kiếm coi tôi có bị bệnh không, cớ sao chẳng lại? Bạn xem sự nhiệt tình như vậy làm cho tôi không thể không đi, Ngài thực sự là chịu dạy. Thế nên tôi đối với ân đức của thầy giáo không bao giờ quên. Sau khi hai Ngài mất, tôi theo học với lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, tôi theo Ngài mười năm, thầy Lý vô cùng quan tâm, thương mến tôi. “Trong cửa nhà Phật, có cầu ắt ứng” là lời đại sư Chương Gia dạy tôi. Ngài dạy lúc bạn cầu mà không được là vì bạn có chướng ngại, có nghiệp chướng. Tôi hỏi: Vậy thì phải làm sao? Sám hối, tiêu nghiệp chướng. Nghiệp chướng tiêu trừ thì những gì bạn mong cầu đều sẽ hiện ra. Tôi cầu Thôn Di Đà, đã cầu suốt mười sáu năm, có nghiệp chướng chẳng thể hiện tiền, chắc là hiện nay nghiệp chướng đã tiêu hết rồi nên Thôn Di Đà bèn thành tựu, đã được thành tựu rồi. Bạn có nghiệp chướng thì không được, nhất định phải tiêu nghiệp chướng. Muốn tiêu nghiệp chướng thì phải làm thực sự, tâm hạnh của mình phải nhập cảnh giới Phật.

- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment