Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng ký - Tập 23/51 [Diễn đọc]

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
21 Views
Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng ký
Tập 23/51 [Diễn đọc]
-----

NGÀY NAY CHÚNG TA ĐÚC TƯỢNG ĐỀU THẾP VÀNG, VẬY Ý NGHĨA CỦA VIỆC THẾP VÀNG NÀY LÀ GÌ?

Trong kinh nói đến thân kim sắc, ngày nay chúng ta đúc tượng đều thếp vàng, bạn nghĩ coi đẹp không? Nếu một người gương mặt có màu vàng khè như thếp vàng, người ấy sẽ là người quái gở, tôi nghĩ sẽ chẳng ai thích người ấy.

Vàng là để tiêu biểu pháp, trong hết thảy vật chất, tại sao vàng được người ta cho rằng quý báu như vậy? Vì vàng chẳng đổi màu sắc. Bởi vậy nên vàng tượng trưng cho sự bất biến, chẳng biến đổi thì là thật, biến đổi là giả. Chân tâm lìa niệm, đó gọi là vàng, màu vàng, kim sắc. Sự tiêu biểu pháp trong kinh Hoa Nghiêm, chư vị đều đã xem qua, nói thế giới kim sắc sẽ chẳng biến đổi. Vọng tâm sẽ biến đổi, là giả. Thế nên vàng tượng trưng cho chẳng biến đổi, chẳng biến đổi là chân tâm, chẳng biến là nhất tâm, nhị tâm thì biến rồi.

Chúng ta nhất định phải hiểu ý nghĩa tiêu biểu pháp, không thể kẹt cứng trong văn tự, nếu kẹt như vậy thì sai lầm. Khi bạn muốn khuyên một người học Phật, họ nói: “Tôi chẳng muốn học Phật, học Phật rồi trên thân mình vàng khè, rất khó coi”, nhất định phải hiểu rõ nghĩa thú nói trong kinh, thực sự thì kinh Phật rất khó hiểu, khó ở chỗ “ý ở ngoài ngôn từ”, thế nên bạn phải biết cách nghe. Kinh văn cũng vậy, ý ở ngoài văn tự chứ chẳng ở trong văn tự. Văn tự là để dẫn đường, trong Thiền Tông gọi là “chỉ mặt trăng”, rất có đạo lý. Đó là chỉ, bạn phải thuận theo hướng [ngón tay] chỉ này thì mới nhìn thấy chân tướng. Thế nên ý chẳng ở trong văn tự, chẳng ở trong ngôn từ, ý chẳng lìa văn tự, cũng chẳng lìa ngôn thuyết, được vậy thì bạn mới thể hội đến ý nghĩa chân thật. Chân thật nghĩa là tự tánh, tự tánh vốn có đủ trí huệ, tự tánh vốn có đủ đức năng, đây là chân thật nghĩa mà Như Lai đã nói. Thế nên chân thật nghĩa cũng chẳng phải chân thật nghĩa của đức Phật Thích Ca, phải nói là Như Lai chân thật nghĩa, “Như Lai” là tự tánh, là tên gọi của tánh đức, một trong mười hiệu của Phật, chẳng phải là một người.

- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment