Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng ký - Tập 29/51 [Diễn đọc]

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
12 Views
Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng ký
Tập 29/51 [Diễn đọc]
-----

SIÊU PHÀM NHẬP THÁNH, NÓI CHO CHƯ VỊ BIẾT HỌ SẼ CHẲNG THỌ TỘI NGHIỆP Ở ĐỊA NGỤC NỮA, CÓ THỂ TRÁNH KHỎI. VẬY NỢ CÓ PHẢI TRẢ KHÔNG? VẪN LÀ VẪN PHẢI TRẢ. LÀM THẾ NÀO TRẢ? BỒ TÁT THUYẾT PHÁP ĐỘ CHÚNG SANH LÀ TRẢ NỢ. TRONG KHI ĐỘ CHÚNG SANH CŨNG GẶP RẤT NHIỀU SỰ VIỆC CHẲNG VỪA Ý, TẤT CẢ ĐỀU LÀ ĐỂ TRẢ NỢ.

Có thể có bạn đồng tu sẽ nói tôi đã tạo những tội nghiệp này thì phải làm sao? Bản thân tôi là một thí dụ rất tốt. Lúc nhỏ trẻ tuổi háo ăn, ăn thịt chúng sanh, thịt của gia súc nuôi trong nhà ăn không ngon, ăn thịt rừng ngon hơn nên ngày nào cũng đi săn bắn. Thế nên chiêu cảm báo ứng, quả báo đoản mạng; đoản mạng là quả báo hiện đời, quả báo tương lai là đọa địa ngục A Tỳ. Sau khi ra khỏi địa ngục A Tỳ thì phải trả từng món nợ một, bạn đã tạo ra nhân thì đâu có lý nào khỏi phải chịu quả báo? Nhưng Phật nói với chúng ta chỉ cần bạn còn một hơi thở thì bạn vẫn còn cơ hội được cứu. Tuy đã tạo tội nghiệp đọa địa ngục A Tỳ, Phật cũng còn cách cứu. Vấn đề là bạn có chịu tin hay không? Nếu bạn không tin thì bạn không có cách gì cứu được; nếu bạn chịu tin thì bạn vẫn được cứu. Phật dạy: “Sám trừ nghiệp chướng”, trong kinh chúng ta đọc đến vua A Xà Thế tạo tội ngũ nghịch, giết cha, giết mẹ, kết cấu với Đề Bà Đạt Đa phá hoại tăng đoàn, phá hòa hợp tăng, Đề Bà Đạt Đa làm thân Phật chảy máu, hai người ác này. Đến lúc lâm chung vua A Xà Thế mới giác ngộ biết được lúc trước đã tạo ra tội lỗi, biết sai rồi, hướng về Phật cầu sám hối. Phật dạy ông ta niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tịnh Độ, ông dùng tâm chí thành, chân thành sám hối, sức mạnh của việc sám hối vượt hơn nghiệp lực, ông vãng sanh về Cực Lạc thế giới. Vả lại phẩm vị vãng sanh rất cao, Phật nói ông ta vãng sanh Thượng phẩm Trung sanh. Người học Phật chúng ta coi đến chỗ này không phục, tạo tội nặng như vậy thì Hạ Hạ phẩm vãng sanh đã là tốt quá rồi, làm sao có thể Thượng phẩm Trung sanh? Thế mới biết sức mạnh của việc sám hối chẳng thể nghĩ bàn. Một niệm quay trở lại thì người ấy là người chí thiện, thực sự là người thiện, ngạn ngữ chúng ta thường nói: “Lãng tử quay về, vàng cũng chẳng chịu đổi”, ông ta thực sự đã quay về, được vậy thì siêu phàm nhập thánh.

Siêu phàm nhập thánh, nói cho chư vị biết, thì sẽ chẳng thọ tội nghiệp ở địa ngục nữa, có thể tránh khỏi. Nợ có phải trả không? Vẫn phải trả. Làm thế nào trả? Bồ Tát thuyết pháp độ chúng sanh là trả nợ. Trong khi độ chúng sanh cũng gặp rất nhiều sự việc chẳng vừa ý, tất cả đều là để trả nợ. Giống như đức Phật Thích Ca, ở vào địa vị Như Lai độ chúng sanh, nhưng trong đồ chúng xuất gia của Ngài vẫn có Lục Quần tỳ-kheo, Ðề Bà Ðạt Ða, mỗi ngày đều nhiễu loạn, mỗi ngày đều gây rắc rối cho Ngài, đây là trả nợ, oán thân chủ nợ đời quá khứ. Thế nên năm xưa lúc đức Thế Tôn còn tại thế đã biểu diễn, làm gương cho chúng ta thấy, lão nhân gia Ngài đều chẳng tránh khỏi, chúng ta là pháp sư xuất gia hậu thế bị một số người phao tin đồn, kiếm chuyện, hủy báng, hãm hại, đây là chuyện thường thôi. Ðời Minh, đại sư Hám Sơn còn phải ngồi tù mấy năm. Đại sư Thiền Tông Lục Tổ Huệ Năng phải lẩn trốn trong nhóm thợ săn hết mười lăm năm, Ngài chân chánh là Bồ Tát minh tâm kiến tánh, chẳng phải là người thường. Làm người thấp kém, người làm công trong nhóm thợ săn; nấu cơm, giặt quần áo, chăm sóc những người thợ săn này, thời gian chẳng ngắn, mười lăm năm. Chịu đựng sự oan khuất nhục nhã lớn dường ấy, đây là tội nghiệp đời trước, oán gia chủ nợ, bạn chẳng thể nào không trả nợ được. Từ những chỗ này chúng ta tưởng tượng đến đức Phật trong kinh dạy những chân tướng sự thật này, nghiệp nhân quả báo tơ hào chẳng sai, đúng như lời nói “chẳng phải là không báo, mà là thời giờ chưa đến”. Thời tiết nhân duyên cũng là nhân duyên quả báo thật phức tạp, một ngày nào đó sẽ gặp phải duyên này, có một ngày bạn phải thọ quả báo.

- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment