Chỉ 4 chữ A Di Đà Phật. Tại sao bạn niệm không được, hy vọng trong 4 chữ này không có tạp niệm.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
11 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 72
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không

Trì danh niệm Phật là xưng tánh khởi tu. Lấy quả địa giác của Như Lai làm nhân địa tâm của chúng ta, nhân quả không hai, điều này quá thù thắng . Chúng ta nhất tâm hướng đến thì có thể buông bỏ thế gian, danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần trong thế gian này, như người xưa đã nói, đây là mùi vị của thế gian, thông thường mọi người tham luyến, vị thế gian không đậm bằng pháp vị ! đậm nhất trong vị pháp là trì danh niệm Phật. Tại sao bạn niệm không được ? trì danh mà không thưởng thức được mùi vị của pháp, không thưởng thức được mùi vị, vì thế quí vị thoái tâm. Tại sao không thưởng thức được mùi vị của pháp? Vì khi niệm Phật có nghi ngờ có xen tạp, nghi ngờ pháp môn này có phải là thù thắng nhất hay không? Pháp môn này có thật hay không? Tôi có thật được vãng sanh không? Thật có thế giới Cực Lạc không? do nghi ngờ, hoài nghi.
Điều thứ hai là tham luyến danh văn lợi dưỡng của thế gian không bỏ được. Cho nên quí vị siêng năng niệm Phật, nếu niệm bao nhiêu năm mà không đạt được pháp hỷ, mà không nếm được pháp vị, thì nguyên nhân ở chổ này.
Đề kinh của“Vô Lượng Thọ kinh” hay, nửa đoạn trên là nói về quả báo, nửa đoạn dưới nói về tu nhân. Ta tu như thế nào? Tu nhân nói đến 5 chữ “thanh tịnh bình đẳng giác”, người học Phật chúng ta tu gì? Tu thanh tịnh tâm. Dùng phương pháp nào? 8 vạn 4 ngàn pháp môn đều là tu thanh tịnh tâm, đều là tu bình đẵng tâm, đều là tu giác.

A Di Đà Phật Cổ Âm Thanh Vương Đà La Ni kinh, khuyến đạo trì danh. trong kinh cũng dạy người trì chú, chú này là chú vãng sanh, có người học. Lúc trẻ tôi giảng kinh ở Đài Bắc, có 1 lão cư sĩ, tuổi trẻ đã học Phật, lúc đó tôi ra giảng kinh là khoảng trên 30 chưa đến 40 tuổi, lão cư sĩ này khoảng hơn 15 tuổi, cậu ta nhìn thấy trong kinh giảng đọc đủ 30 vạn biến chú vãng sanh là có thể thấy được Phật A Di Đà, cậu ta làm thật, mất một khoảng thời gian rất dài, đọc đủ 30 vạn biến, cậu ta đến nói với tôi rẳng, Pháp sư Tịnh Không, trong kinh nói đọc 30 vạn biến thì có thể nhìn thấy Phật A Di Đà, tôi đọc đủ 30 vạn biến rồi sao vẫn chưa thấy Phật? cậu ta đã khởi sanh vấn đề, phương pháp đọc 30 vạn biến như thế nào. Điểm này quí vị phải chú ý , niệm Phật, đcọ chú , đcọ kinh đều là 1 tiêu chuẩn.
Chí Bồ Đại Thế Tát nói “ đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tướng đoạn”, đây gọi là niệm Phật, ta niệm 30 vạn biến chú vãng sanh, khi niệm chú vẫn còn vọng tưởng, khi niệm chú còn nghĩ xem có linh hay không linh, như vậy là có vấn đề rồi, làm hỏng hết công phu niệm chú của quí vị rồi, cho nên người xưa nói: đọc kinh không bằng đọc chú, đọc chú không bằng niệm Phật. vì sao? Càng đơn giản càng dễ nhiếp tâm. Kinh văn rất dài, niệm 1 biến từ đầu đến cuối có thể không khởi vọng niệm được không? thật sự không khởi vọng niệm mới gọi là công phu. Trong khi đọc bộ kinh này có rất nhiều tạp niệm trong đó, làm hỏng hết công đức của quí vị, không phải hoàn toàn không có giảm từ từ, cho nên lời chú ngắn, dễ dàng nhiếp tâm, nhưng danh hiệu Phật ngắn nhất, chỉ 4 chữ A Di Đà Phật, hy vọng trong 4 chữ này không có tạp niệm, cái này dễ hơn chú vãng sanh nhiều, chú vãng sanh khó hơn niệm Phật. Chúng ta hiểu rõ đạo lý này, nhất định phải yêu cầu chính mình, thời khóa sáng chiều cũng tốt, ngày thường tán niệm cũng cần chú ý không xen tạp, phải chú ý điều này.
Khi suy nghĩ vấn đề gì nên dừng niệm Phật, sau khi suy nghĩ xong rồi thì niệm danh hiệu Phật trở lại, không thể vừa niệm Phật vừa nghĩ đến sự việc, vừa niệm Phật vừa làm việc, nếu công việc đó không cần trí óc thì được, không trở ngại gì, nếu phải suy nghĩ thì ảnh hưởng đến việc niệm Phật, điều này chẳng thể không biết được.
Tuyệt đối không được nói: pháp môn có vấn đề, kinh chú có vấn đề, cái đó không có vấn đề, mà là chính chúng ta dụng tâm không đúng, vấn đề phát sanh là ở chổ này. Đây là nói đến trì chú, trên thực tế người xưa nói rất hay, 4 chữ A Di Đà Phật này là tiếng Phạn, không có dịch ra, giống như chú vậy! đạo lí này không thể không biết được.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment