VIỆC SANH TỬ LÀ MỘT KỲ THI KHÔNG THỂ LẶP LẠI – Nếu không buông bỏ , đây là điều vô cùng đáng sợ.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
12 Views
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 218 ....... 221
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.

VIỆC SANH TỬ LÀ MỘT KỲ THI KHÔNG THỂ LẶP LẠI – THÔNG MINH KHÔNG THẮNG NỔI NGHIỆP LỰC.


Các vị, việc sanh tử là một kỳ thi không thể lặp lại. Nghe cho rõ, việc lớn sanh tử này là một kỳ thi không thể lặp lại, chỉ có thể thi một lần, sao các vị lại giao phó một kỳ thi nghiêm túc và quan trọng như vậy cho một Pháp môn mà các vị chẳng hiểu rõ cho lắm để đối mặt chứ? Nếu như các vị không thể xác định cách tu Pháp môn Tịnh-độ như vậy tuyệt đối có thể giúp các vị vãng sanh, vậy thì các vị sao có thể dễ dàng, không chịu trách nhiệm mà đem ngày tháng và sinh mạng của mình gửi vào Pháp môn Tịnh-độ chứ? Các vị có muốn vào lúc lâm chung không nắm chắc gì cả, ngay cả một câu Phật hiệu cũng không thể niệm, chỉ lúng túng kinh sợ trong muôn phần đau khổ không biết làm thế nào mà hướng về cái chết không?


Nếu như nói vãng sanh nhất định cần người khác trợ niệm, các vị bằng lòng đem việc lớn liễu sanh tử của bản thân mà phó thác cho ban trợ niệm không thể biết được sao? Các vị có thể xác định khi các vị lâm chung, nhất định có ban trợ niệm đến giúp các vị trợ niệm sao? Nếu như Pháp môn Tịnh-độ cần phải nhờ vào trợ niệm, vậy thì nguyện lực của bổn nguyện Di Đà có thể nói là vô biên sao?


Nếu như đối với những vấn đề trên mà các vị cũng không làm rõ, vậy thì rốt cuộc các vị đang tu Pháp môn Tịnh-độ gì vậy? Chẳng qua là các vị giải đãi, các vị đang xem việc lớn sanh tử của mình là một trò đùa mà quăng cho một Pháp môn mà các vị không biết để lấy lệ, tùy tiện bịt lại không gian mạng sống của các vị! Các vị nói mình là hành nhân của Tịnh-độ tông, trên thực tế các vị chỉ là một người tự miễn cưỡng chính mình, bởi vì đối với Pháp môn tu tập của bản thân mà các vị cũng không hiểu rõ

Phàm người khi lâm chung, thần thức vô chủ, nghiệp thiện ác đều hiện tiền. Hoặc khởi ác niệm, hoặc khởi tà kiến, hoặc sanh hệ luyến, hoặc phát điên rồ. Ác tướng không chỉ có một, đều gọi là điên đảo”. Trong Kinh A Di Đà nói: “Nhất tâm bất loạn, tâm bất điên đảo”, người này nhất định vãng sanh. Thế nào gọi là điên đảo? Trong này đưa ra rất nhiều trường hợp, phàm phu khi lâm chung, niệm Phật cũng không ngoại lệ. Người niệm Phật công phu và định lực chưa đủ, khi lâm mạng chung oán thân trai chủ đều xuất hiện. Những ai là oán thân trai chủ của ta? Có thể là người ta thương yêu nhất. Họ cũng tâm tốt ý tốt, quý vị bệnh thành ra như thế, nhanh chóng đưa đi cấp cứu, đây không phải là việc tốt ư? Ở trong phòng cấp cứu chịu những đau đớn đó, cảm thọ của người khi lâm chung chẳng khác gì ở địa ngục. Họ sanh khởi tâm sân hận rất lớn đối với quý vị, tâm sân hận vừa sanh khởi lập tức đọa vào địa ngục.
Trong kinh Đức Phật dạy, phàm người khi lâm chung, tắt thở, không còn thở, trong vòng tám tiếng không được đụng đến họ. Không những không thể đụng đến thân thể họ, đến giường của họ cũng không được đụng đến, sợ họ sanh phiền não. Họ sanh phiền não liền đi vào ba đường ác, quý vị xem đáng sợ biết bao! An toàn nhất là 12 tiếng, thần thức thật sự rời khỏi thân thể, lúc này đụng vào họ thì không sao, họ đã rời đi. Thông thường tám tiếng đồng hồ chưa rời đi.
Chúng tôi cũng tận mắt chứng kiến, từng gặp trường hợp này. Lâm chung vừa mới tắt thở, lập tức đưa đến phòng cấp cứu. Cũng có bác sĩ sẽ hỏi người nhà quý vị có cần cấp cứu không, người học Phật sẽ nói với họ không cần, bác sĩ cũng tán thành. Họ có kinh nghiệm, họ hiểu nỗi khổ phải chịu khi cấp cứu, không nên! Thường thức này chúng ta không thể không biết.
Lúc này họ đi quả là thần thức vô chủ, thông thường chúng ta gọi là linh hồn rời thân thể này. Rời khỏi thói quen sinh hoạt bình thường của mình, đột nhiên đến một nơi hoàn cảnh rất xa lạ. Lúc này như thế nào? Nghiệp thiện ác tạo trong cuộc đời, nghiệp tập chủng tử đều hiện tiền, đến đâu đầu thai? Đức Phật dạy: “nghiệp tập chủng tử cường giả tiên khiên”, sức mạnh của chủng tử nào mạnh, nó sẽ dẫn họ đến đường đó. Đây gọi dẫn nghiệp, dẫn dắt họ đầu thai vào một đường trong lục đạo.
Như vậy chúng ta thử nghĩ xem, chúng ta nghiệp lực thiện mạnh hay nghiệp lực ác mạnh, chúng ta sẽ biết mình đi vào đường nào. Đa phần tự mình có thể rõ ràng. Tập khí tham rất nặng, ta tham tài hay là tham sắc, hay là tham danh, tham lợi dưỡng, ta đến cõi nào, đại khái đều tương đương. Tham tâm là quỷ đạo, tâm sân hận là đường ngạ quỷ. Ngu si tức ở đây gọi là điên đảo, không chú ý, ngu si đa phần ở trong đường súc sanh.
Niệm niệm nhân nghĩa đạo đức, cổ nhân gọi là luân thường đạo đức. Mỗi niệm nghĩ đến điều này là đi đến cõi người. Mỗi niệm là thập thiện, lợi tha không phải tự lợi, đi lên cõi trời. Chúng ta tự nghĩ xem, ý niệm nào của mình mạnh? Đều huân tập trong cuộc sống hằng ngày, mà chúng ta không hề hay biết. Tự mình có thể biết, mọi lúc mọi nơi ta nghĩ những gì.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment