https://www.youtube.com/watch?v=0URqXq44pb8&t=159s
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 421
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, phải nuôi dưỡng tập khí niệm Phật, khi lâm mạng chung mới dễ niệm ra danh hiệu Phật. Bình thường không niệm Phật, đến lúc lâm chung e không niệm được. Niệm Phật suốt một đời, mà đến cuối đời không niệm được thì thật đáng tiếc.
Khi tôi mới xuất gia, gặp được một vị cư sĩ, tôi không nhớ tên của vị này là gì. Khoảng hơn 50 năm trước, tôi xuất gia ở chùa Lâm Tế. Chùa Lâm Tế có một hội niệm Phật, ông ta là phó hội trưởng. Một tuần lễ, họ tổ chức niệm Phật ở chùa Lâm Tế một lần, ông ta làm duy na, dẫn chúng rất tốt, rất kiền thành. Nhưng khi lâm mạng chung, tướng của ông ta rất khó coi, ông ta sợ chết. Lúc đó ông bảo người nhà không được niệm Phật A Di Đà, mà niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, ông ta còn muốn được sống. Cho nên người này không vãng sanh được, thật đáng tiếc. Quý vị xem, phó hội trưởng của hội niệm Phật, đến lúc đó còn tham sống sợ chết. Mỗi tuần dẫn chúng niệm Phật, bản thân ông ta cũng niệm, vậy mà không thể nuôi dưỡng tập khí niệm Phật. Vì thế khi lâm mạng chung không thể làm chủ, bao nhiêu người đều cảm thấy tiếc cho ông ta.
Lục đạo phàm phu chúng ta, quả thực vọng niệm lan tràn. Vọng niệm này sanh diệt còn nhanh hơn vượn chuyền cành, niệm trước diệt niệm sau sanh. Cho nên khi lâm chung không dễ đạt được nhất niệm. Nhất niệm còn không dễ, huống gì mười niệm.Đem những tạp niệm này đổi sang niệm Phật, khiến cho việc niệm Phật trở thành một thói quen, mọi lúc mọi nơi khởi tâm động niệm là A Di Đà Phật, đem nó huân tập thành tập khí như vậy. Ngoài Phật A Di Đà ra, không có tạp niệm, thì sự vãng sanh của quý vị chắc chắn thành công. Nhất định phải biết, khởi ý niệm gì cũng là nghiệp luân hồi, có ý nghĩa gì đâu! Nên đem tất cả ý niệm, đổi thành Phật A Di Đà, “thiện căn kiên cố” là tốt rồi. Đến khi mạng chung thì tình hình một niệm, 10 niệm vãng sanh này, chúng ta hiểu là được rồi, đừng giữ lại trong tâm làm gì, nên nỗ lực niệm Phật, tiêu trừ nghiệp chướng của mình. Niệm Phật A Di Đà là tiêu trừ nghiệp chướng. Không niệm Phật A Di Đà là tăng trưởng nghiệp chướng. Đạo lý này, sự thật này chẳng thể không biết được.
Nghiệp lực. Nếu đời này chúng ta không vãng sanh Tây Phương thì nghiệp lực này nhất định xô đẩy chúng ta đọa vào Tam đồ Lục đạo, còn khổ hơn so với việc bị giặc cướp chém. Xuống địa ngục, hằng ngày, mỗi giờ mỗi khắc đều bị chém. Hoặc là lửa thiêu đốt, hoặc chảo dầu nóng, lên núi đao, xuống biển lửa, đáng sợ hơn giặc cướp rất nhiều.
Quý vị phải biết, nếu không ra khỏi luân hồi thì thời gian quý vị ở địa ngục nhất định rất dài. Quý vị có tâm cảnh giác của người này không? Nghiệp lực đã đuổi đến nơi rồi, quý vị còn nhàn nhã, nhởn nhơ giống như không có chuyện gì vậy, như vậy là mê. Cho nên phải hiểu rõ tình trạng của sự luân hồi. Biết rằng đời người vô thường, không nhanh chóng giải quyết ổn thỏa việc lớn sanh tử, vậy thì quá nguy hiểm, còn nguy hiểm hơn chuyện người gặp phải giặc cướp này. Quý vị có tâm cảnh giác như vậy thì được chí tâm rồi. Sau đó quý vị niệm Phật, một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật. Mỗi niệm đều chí tâm tín nguyện để niệm.
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 421
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, phải nuôi dưỡng tập khí niệm Phật, khi lâm mạng chung mới dễ niệm ra danh hiệu Phật. Bình thường không niệm Phật, đến lúc lâm chung e không niệm được. Niệm Phật suốt một đời, mà đến cuối đời không niệm được thì thật đáng tiếc.
Khi tôi mới xuất gia, gặp được một vị cư sĩ, tôi không nhớ tên của vị này là gì. Khoảng hơn 50 năm trước, tôi xuất gia ở chùa Lâm Tế. Chùa Lâm Tế có một hội niệm Phật, ông ta là phó hội trưởng. Một tuần lễ, họ tổ chức niệm Phật ở chùa Lâm Tế một lần, ông ta làm duy na, dẫn chúng rất tốt, rất kiền thành. Nhưng khi lâm mạng chung, tướng của ông ta rất khó coi, ông ta sợ chết. Lúc đó ông bảo người nhà không được niệm Phật A Di Đà, mà niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, ông ta còn muốn được sống. Cho nên người này không vãng sanh được, thật đáng tiếc. Quý vị xem, phó hội trưởng của hội niệm Phật, đến lúc đó còn tham sống sợ chết. Mỗi tuần dẫn chúng niệm Phật, bản thân ông ta cũng niệm, vậy mà không thể nuôi dưỡng tập khí niệm Phật. Vì thế khi lâm mạng chung không thể làm chủ, bao nhiêu người đều cảm thấy tiếc cho ông ta.
Lục đạo phàm phu chúng ta, quả thực vọng niệm lan tràn. Vọng niệm này sanh diệt còn nhanh hơn vượn chuyền cành, niệm trước diệt niệm sau sanh. Cho nên khi lâm chung không dễ đạt được nhất niệm. Nhất niệm còn không dễ, huống gì mười niệm.Đem những tạp niệm này đổi sang niệm Phật, khiến cho việc niệm Phật trở thành một thói quen, mọi lúc mọi nơi khởi tâm động niệm là A Di Đà Phật, đem nó huân tập thành tập khí như vậy. Ngoài Phật A Di Đà ra, không có tạp niệm, thì sự vãng sanh của quý vị chắc chắn thành công. Nhất định phải biết, khởi ý niệm gì cũng là nghiệp luân hồi, có ý nghĩa gì đâu! Nên đem tất cả ý niệm, đổi thành Phật A Di Đà, “thiện căn kiên cố” là tốt rồi. Đến khi mạng chung thì tình hình một niệm, 10 niệm vãng sanh này, chúng ta hiểu là được rồi, đừng giữ lại trong tâm làm gì, nên nỗ lực niệm Phật, tiêu trừ nghiệp chướng của mình. Niệm Phật A Di Đà là tiêu trừ nghiệp chướng. Không niệm Phật A Di Đà là tăng trưởng nghiệp chướng. Đạo lý này, sự thật này chẳng thể không biết được.
Nghiệp lực. Nếu đời này chúng ta không vãng sanh Tây Phương thì nghiệp lực này nhất định xô đẩy chúng ta đọa vào Tam đồ Lục đạo, còn khổ hơn so với việc bị giặc cướp chém. Xuống địa ngục, hằng ngày, mỗi giờ mỗi khắc đều bị chém. Hoặc là lửa thiêu đốt, hoặc chảo dầu nóng, lên núi đao, xuống biển lửa, đáng sợ hơn giặc cướp rất nhiều.
Quý vị phải biết, nếu không ra khỏi luân hồi thì thời gian quý vị ở địa ngục nhất định rất dài. Quý vị có tâm cảnh giác của người này không? Nghiệp lực đã đuổi đến nơi rồi, quý vị còn nhàn nhã, nhởn nhơ giống như không có chuyện gì vậy, như vậy là mê. Cho nên phải hiểu rõ tình trạng của sự luân hồi. Biết rằng đời người vô thường, không nhanh chóng giải quyết ổn thỏa việc lớn sanh tử, vậy thì quá nguy hiểm, còn nguy hiểm hơn chuyện người gặp phải giặc cướp này. Quý vị có tâm cảnh giác như vậy thì được chí tâm rồi. Sau đó quý vị niệm Phật, một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật. Mỗi niệm đều chí tâm tín nguyện để niệm.
- Category
- Giảng Pháp
Comments