Tội coi thường, hủy báng chánh pháp rất nặng..khổ báo tam đồ....Đi đâu, đến đâu, mong nghĩ thật kĩ..

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
14 Views
Đi đâu, đến đâu, mong nghĩ thật kĩ”, đây là lời của Hoàng Niệm Lão. Chúng ta đi đâu đến đâu? Đặt ngay trước mặt chúng ta, chúng ta nên nghĩ kĩ, nghĩ ra rồi mới quyết tâm nên đi trên đường nào.
“Dưới lại nói rõ điều hại lớn của nghi báng”, trong kinh có cách nói như thế. “Diêm phù đề sau này”, sau là thời kì mạt pháp. “Hoặc có Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, thấy có người đọc tụng kinh này. Hoặc cùng bực tức, tâm nghĩ phỉ báng, vì huỷ báng chánh pháp, người đó trong khi hiện thân, mang đến các bệnh nặng, nguy hiểm. Thân căn không đủ, mù điếc câm ngọng, quỉ mị làm trướng bụng, nằm ngồi không yên, muốn sống không được, muốn chết không xong, hoặc có khi chết, đoạ vào địa ngục, chịu khổ não lớn, trong tám vạn kiếp, trăm nghìn vạn đời chưa nghe tiếng uống ăn. Lâu sau được ra, làm trâu ngựa heo dê, bị người giết hại, chịu khổ cực lớn”, ở sau còn một hàng. Chúng ta xem đoạn này trước, bởi vì đoạn này, người làm những việc bất thiện, thường bắt gặp, thường nghe thấy.
Trước hết là nói người xuất gia: “Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, thấy người đọc tụng kinh này”, thực tế kinh này là chỉ Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ. Thấy người đang đọc tụng, thấy người đang học tập, họ liền sinh bực tức, huỷ báng. Họ không vui, không tin, phải huỷ báng, phải cản trở.
“Vì coi thường chánh pháp”, tội coi thường chánh pháp rất nặng, tại sao rất nặng? Những Tỳ kheo, Tỳ kheo ni này, ở trong tín chúng, nếu có tầm ảnh hưởng khá rộng, có nghĩa rất nhiều người học tập, nghe theo họ. Vì họ huỷ báng, không tin, khiến rất đông những người nhìn thấy, nghe thấy, cho là đúng. Cho rằng những lời thầy Tỳ kheo đó nói đúng, liền không tin bộ kinh này, không học theo pháp môn này, nên tội đó rất nặng.

Trong Phật pháp không học kinh, không nghe pháp, dần dà xa cách tánh đức, bất thiện lớn dần, nên mới mắc những lỗi đó. Nếu nghiệp được tạo từ đời trước, ta đến thế gian này, sẽ bị thân thể khiếm khuyết như: mù, điếc, câm, ngọng, ngày nay chúng ta gọi đó là tàn tật. Khuyết tật đôi khi bẩm sinh, đôi lúc đã ra đời. Đã ra đời đa phần là do tai nạn, trong tai nạn ngày nay, phần lớn là tai nạn giao thông.
“Quỉ mị làm trướng”, nghĩa là quỉ áp vong, mang đến vô số bệnh tật, khiến ta nằm ngồi không yên. Trong đời này: “Cầu sống không được, muốn chết không xong”, sống rất khổ sở. Tất cả những việc này xảy ra ngay trước mắt, chỉ cần chúng ta lưu tâm, có thể thấy được. Nghĩ đến những điều trong kinh Phật nói, đối chiếu với những gì ta thấy, sẽ hiểu, Phật không nói sai.
“Hoặc khiến cho chết”, họ chết, chết rồi đi đâu? Đến thẳng địa ngục. Trước mắt ngồi nằm không yên, lòng như lửa đốt, đấy là hoa báo. Chết đoạ tam đồ, đó là quả báo, quả báo khổ hơn. “Chịu khổ não lớn trong tám vạn kiếp”, đây là thí dụ, thời gian dài trong địa ngục, chịu khổ cực trong địa ngục tám vạn kiếp. “Trăm nghìn vạn kiếp không nghe đến tiếng uống ăn”. Khát không có nước uống, đói không thấy thức ăn, không phải thời gian ngắn, rất dài. Trăm nghìn vạn kiếp là số tượng trưng.
“Lâu sau được ra”, tất nhiên họ sẽ có lúc chịu xong tội báo, chịu xong họ ra khỏi địa ngục, đi đâu sau khi ra khỏi địa ngục? Phần nhiều đến cõi súc sinh, họ đi làm trâu, làm ngựa, làm heo, làm dê. “Nói chung không khỏi bị người giết mổ”, mọi người ăn thịt chúng. “Chịu khổ rất nặng”, khi bị giết thì không thể kể hết nỗi khổ.
“Sau được làm người”, tương lai cũng được trở lại loài người, phàm từ tam đồ thường đến cõi người. “Thường sinh hạ xứ”, có nghĩa họ không có phần trong xã hội thượng lưu. Họ sinh đến nhân gian, không có trí tuệ, ngu si, không có phước báo, nghèo khổ, phải chịu khổ trong kiếp người, đấy là gì? Phần bất thiện còn lại của tam ác đạo, chúng ta thường gọi là tập khí, do tập khí bất thiện mang lại.
Nếu may mắn nghe được lời giáo huấn Thánh hiền, họ có thể vượt qua được cuộc sống khốn khó, nâng linh tánh mình lên, đấy chính là hạnh phúc lớn nhất trong bất hạnh. Nếu không gặp được lời giáo huấn của Thánh hiền, họ còn khổ nữa, tại sao? Chết rồi tiếp tục đoạ ác đạo, tuy không tạo nghiệp nặng, trong tâm họ vẫn còn oán hận, bất bình, dẫn nghiệp này, lại lôi họ vào tam ác đạo.
Như Kinh Địa Tạng đã nói, chúng sinh địa ngục được ra, không lâu sau lại quay vào, nguyên nhân do đâu? Không có trí tuệ, không biết là tự làm tự chịu. Lúc nào cũng mang tâm oán than trời trách đất, như thế là ta đang tạo lại ác nghiệp, nhưng bản thân không hay biết. “Trăm nghìn vạn kiếp không được tự tại”, có nghĩa là lúc nào cũng u buồn. Không giải được oán kết, không mở được, khí oan không tan.
“Không lúc nào nghe được tên Tam bảo”, nghe được tên Tam bảo là được cứu, suốt đời không tiếp xúc với Tam bảo, người này thật đáng thương. “Bởi thế nơi những người vô trí, không tin, không nói kinh này vậy”, câu này nói rất quan trọng. Với những người không có niềm tin, người không có trí tuệ, ta đừng nói bộ kinh này với họ. Tại sao? Họ huỷ báng, lại tạo nghiệp.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment