Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 303 - 302
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư .
Đại sư Liên Trì và đại sư Ngẫu Ích thực sự đã nói ra hết tinh tuý của Kinh Di Đà. Những điều này trước đây chúng ta đã học, không chỉ học một lần. Cho nên con đường này là con đường chơn chánh vô thượng. Chúng ta ngày nay cầm được trên tay mà cũng không biết, không nhận ra giá trị của nó, thật đáng tiếc! Con đường chơn chánh vô thượng đang ở trong tay, mà cứ đi cầu bàng môn tả đạo, như vậy có tiêu đời hay không. Như vậy là sao? Chứng tỏ chúng ta chưa đủ lòng tin. Vì sao lòng tin không đủ? Không nhận ra chân giá trị. Cứ cho rằng có con đường khác tốt hơn, con đường khác có thể giúp ta thành tựu.
Về việc này Liên Trì Đại sư đã nói rất hay, ngài nói Tịnh độ tông chánh và phụ song tu. Niệm Phật A Di Đà là chánh tu, vậy dùng điều gì để làm trợ tu? Vẫn là dùng cách niệm Phật A Di Đà để là trợ tu. Liên Trì đại sư nói, chánh và phụ đều là Phật A Di Đà, không nên đi tìm cái gì khác nữa. Nói rất hay! Ngài nói rất tuyệt diệu.
Tịnh tông là con đường lớn. Con đường này ở đâu? Chính là một câu danh hiệu, sáu chữ hồng danh. Quý vị cần nên hiểu, trong sáu chữ hồng danh, hàm nhiếp viên mãn Bồ Tát đạo. Cũng chính là những điều Bồ Tát cần tu, đều có đủ trong đó. Nhất tâm chuyên tu không có tạp niệm, giống như Bồ Tát Đại Thế Chí nói “đô nhiếp lục căn”. Đô nhiếp lục căn chính là buông bỏ vạn duyên. Tịnh niệm tương tục, chính là một câu Phật hiệu. Trong câu Phật hiệu này cần phải tịnh, dùng tâm thanh tịnh. Tịnh là gì? Không có hoài nghi, không có xen tạp. Có hoài nghi là lòng tin không chính. Có xen tạp là hoàn toàn phá hoại công phu niệm Phật của mình. Vì sao ta niệm Phật? Mục đích niệm Phật của ta là gì? Mục đích niệm Phật là hy vọng thông đến niết bàn thành. Tạp niệm xen vào thì niết bàn thành không thể đến được, công phu hoàn toàn bị nó phá hoại. Cho nên không được có tạp niệm, không được có hoài nghi. Nên thâm nhập một môn huân tu lâu dài. Điều này mới thật sự giúp chúng ta. Nên vứt bỏ ý niệm hoài nghi và lo lắng, vứt bỏ tạp niệm, tam muội liền hiện tiền. Đây gọi là niệm Phật tam muội. Niệm Phật tam muội cũng gọi là nhất tâm bất loạn. Công phu sâu cạn bất đồng. Tịnh Độ tông nói đến ba đẳng cấp. Thượng Phẩm, lý nhất lâm bất loạn. Trung phẩm, sự nhất tâm bất loạn. Hạ phẩm gọi là công phu thành phiến. Trong mổi cấp bậc lại phân ra rất nhiều cấp bậc khác nhau.
Đọc tụng kinh Vô Lượng Thọ và nhất tâm niệm Phật, sẽ giúp ta nâng cao, cấp bậc này không ngừng nâng cao. Nếu bốn tướng chưa buông bỏ mà bị bên ngoài mê hoặc sẽ rất dể bị thoái tâm, tâm rất dể thay đổi. Lại đi vào vòng của danh văn lợi dưỡng, lại lẫn quẩn trong các pháp thế gian. Như vậy thì thật đáng tiếc. Nói cách khác, chúng ta lại trở về trong luân hồi lục đạo, bị lạc mất con đường niết bàn. Trong Hoa Nghiêm Sớ Sao nói con đường thông đến quả vị Phật gọi là đạo.
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư .
Đại sư Liên Trì và đại sư Ngẫu Ích thực sự đã nói ra hết tinh tuý của Kinh Di Đà. Những điều này trước đây chúng ta đã học, không chỉ học một lần. Cho nên con đường này là con đường chơn chánh vô thượng. Chúng ta ngày nay cầm được trên tay mà cũng không biết, không nhận ra giá trị của nó, thật đáng tiếc! Con đường chơn chánh vô thượng đang ở trong tay, mà cứ đi cầu bàng môn tả đạo, như vậy có tiêu đời hay không. Như vậy là sao? Chứng tỏ chúng ta chưa đủ lòng tin. Vì sao lòng tin không đủ? Không nhận ra chân giá trị. Cứ cho rằng có con đường khác tốt hơn, con đường khác có thể giúp ta thành tựu.
Về việc này Liên Trì Đại sư đã nói rất hay, ngài nói Tịnh độ tông chánh và phụ song tu. Niệm Phật A Di Đà là chánh tu, vậy dùng điều gì để làm trợ tu? Vẫn là dùng cách niệm Phật A Di Đà để là trợ tu. Liên Trì đại sư nói, chánh và phụ đều là Phật A Di Đà, không nên đi tìm cái gì khác nữa. Nói rất hay! Ngài nói rất tuyệt diệu.
Tịnh tông là con đường lớn. Con đường này ở đâu? Chính là một câu danh hiệu, sáu chữ hồng danh. Quý vị cần nên hiểu, trong sáu chữ hồng danh, hàm nhiếp viên mãn Bồ Tát đạo. Cũng chính là những điều Bồ Tát cần tu, đều có đủ trong đó. Nhất tâm chuyên tu không có tạp niệm, giống như Bồ Tát Đại Thế Chí nói “đô nhiếp lục căn”. Đô nhiếp lục căn chính là buông bỏ vạn duyên. Tịnh niệm tương tục, chính là một câu Phật hiệu. Trong câu Phật hiệu này cần phải tịnh, dùng tâm thanh tịnh. Tịnh là gì? Không có hoài nghi, không có xen tạp. Có hoài nghi là lòng tin không chính. Có xen tạp là hoàn toàn phá hoại công phu niệm Phật của mình. Vì sao ta niệm Phật? Mục đích niệm Phật của ta là gì? Mục đích niệm Phật là hy vọng thông đến niết bàn thành. Tạp niệm xen vào thì niết bàn thành không thể đến được, công phu hoàn toàn bị nó phá hoại. Cho nên không được có tạp niệm, không được có hoài nghi. Nên thâm nhập một môn huân tu lâu dài. Điều này mới thật sự giúp chúng ta. Nên vứt bỏ ý niệm hoài nghi và lo lắng, vứt bỏ tạp niệm, tam muội liền hiện tiền. Đây gọi là niệm Phật tam muội. Niệm Phật tam muội cũng gọi là nhất tâm bất loạn. Công phu sâu cạn bất đồng. Tịnh Độ tông nói đến ba đẳng cấp. Thượng Phẩm, lý nhất lâm bất loạn. Trung phẩm, sự nhất tâm bất loạn. Hạ phẩm gọi là công phu thành phiến. Trong mổi cấp bậc lại phân ra rất nhiều cấp bậc khác nhau.
Đọc tụng kinh Vô Lượng Thọ và nhất tâm niệm Phật, sẽ giúp ta nâng cao, cấp bậc này không ngừng nâng cao. Nếu bốn tướng chưa buông bỏ mà bị bên ngoài mê hoặc sẽ rất dể bị thoái tâm, tâm rất dể thay đổi. Lại đi vào vòng của danh văn lợi dưỡng, lại lẫn quẩn trong các pháp thế gian. Như vậy thì thật đáng tiếc. Nói cách khác, chúng ta lại trở về trong luân hồi lục đạo, bị lạc mất con đường niết bàn. Trong Hoa Nghiêm Sớ Sao nói con đường thông đến quả vị Phật gọi là đạo.
- Category
- Giảng Pháp
Comments